Danh mục

'Cởi bỏ' mọi thứ: Bí quyết của những nhà diễn thuyết vĩ đại

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.81 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

“Cởi bỏ” mọi thứ: Bí quyết của những nhà diễn thuyết vĩ đạiNhiều người thường cho rằng các nhà diễn thuyết tài năng có thể nhìn thấu người nghe, nhưng trên thực tế thì nhiều khi là ngược lại, họ là người có thể “cởi bỏ” mọi thứ để người nghe nhìn thấu mình.Các nhà diễn thuyết tài năng không bao giờ ngần ngại phơi bày sự “trần trụi” trong suy nghĩ cũng như tâm hồn của họ. Hỏi “cởi bỏ” tất cả các mặt nạ và ảo giác để cho phép người nghe thấy được thực tế họ là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Cởi bỏ” mọi thứ: Bí quyết của những nhà diễn thuyết vĩ đại “Cởi bỏ” mọi thứ: Bí quyết của những nhà diễn thuyết vĩ đại Nhiều người thường cho rằng các nhà diễn thuyết tài năng có thể nhìn thấungười nghe, nhưng trên thực tế thì nhiều khi là ngược lại, họ là người có thể “cởi bỏ”mọi thứ để người nghe nhìn thấu mình.Các nhà diễn thuyết tài năng không bao giờ ngần ngại phơi bày sự “trần trụi” trong suynghĩ cũng như tâm hồn của họ. Hỏi “cởi bỏ” tất cả các mặt nạ và ảo giác để cho phépngười nghe thấy được thực tế họ là ai. Và người nghe sẽ ra về không chỉ với các kiếnthức mới mà còn những thấu hiểu tường tận về bản thân nhà diễn thuyết. Cho dù là bán, đào tạo hay truyền tải thông tin, bất cứ bài diễn thuyết hay nóichuyện nào đều phải có một mục tiêu. Chìa khoá để đạt được mục tiêu đề ra là bộc lộlòng tin. Để mọi người tin tưởng ở mình, chúng ta cần phải hiểu rõ về bản thân mình,yêu thích bản thân mình và tin tưởng rằng mình đáng tin cậy. Việc diễn thuyết có thể dẫn tới một trong những nỗi sợ lớn nhất của chúng ta –đó là mọi người có thể không chấp nhận chúng ta như bản thân thực tế của chúng ta.Không có gì quá ngạc nhiên khi có rất nhiều người trong số chúng ta thà “ăn thuỷtinh” còn hơn là nói chuyện trước đám đông. Mỗi cá nhân đều có một phong cách diễn thuyết riêng biệt và trong khi một vàiyếu tố phát huy hiệu quả, vẫn còn có những yếu tố dẫn tới không ít tác động tiêu cực. Không quan tâm tới những kỹ năng cơ bản của một nhà diễn thuyết, RandySiegel - một chuyên gia nổi tiếng về các giao tiếp cá nhân tại Mỹ - đã phát hiện ra rằnghầu hết các nhà diễn thuyết đều có thể nâng cao ít nhất 25% độ tin cậy, vị thế và hìnhảnh của mình bằng việc mở khoá “chiếc cửa số 30 giây” (30-second window). Chỉ trong vòng 30 giây, hầu hết chúng ta đều xây dựng nên một ấn tượng tứcthì và 30 giây tiếp theo là thời gian để mọi người xác minh lại ấn tượng của mình. Bạnhãy nghĩ trở lại về một cá nhân bạn đã gặp trước đây tại một cuộc hội thảo, một cuộcphỏng vấn hay một sự kiện cộng đồng. Bạn có đưa ra những đánh giá nhanh về việcbạn sẽ thích hay không thích người đó? Phần lớn chúng ta đều làm như vậy. Chúng ta làm như vậy với người khác, và người khác làm như vậy với chúng ta.Hầu hết người nghe sẽ ra các quyết định nhanh chóng về việc có thích hay không thíchchúng ta trước khi chúng ta bắt đầu diễn thuyết. Đối với một vài người, “chiếc cửa sổ 30 giây” chỉ là một cơn gió nhẹ thoảngqua. Những người này bản thân đã có được các “nhân tố của sự ưa thích” hết sức tựnhiên, từ khuôn mặt, nụ cười cho đến hình thức bề ngoài mà hầu hết mọi người đều cócảm tình. Tuy nhiên, những người này không nhiều, phần lớn chúng ta đều phải nỗ lựcmới chiếm được tình cảm này của mọi người một cách nhanh chóng nhất. Năm nhân tố quan trọng góp phần tạo nên những ấn tượng đầu tiên từ phíangười nghe là: cử chỉ, điệu bộ, hình thức bên ngoài, tư thế và ánh mắt. Đương nhiên,hình thức bên ngoài, tư thế và ánh mắt là quan trọng hơn cả. Có rất nhiều lời khuyên liên quan tới chủ đề ăn mặc thế nào cho đúng và phảichải chuốt ra sao trước khi diễn thuyết. Đây đều là những lời khuyên hợp lý. Song lờikhuyên hay nhất mà Randy Siegel thấy được là từ một người phụ nữ đã tham gia nhiềubuổi hội thảo do ông tổ chức. Bà ta cho rằng các nhà diễn thuyết cần phải đứng trướcgương và để ý xem có bất cứ điều gì quá nổi bật hay không, và nếu có thì cần thay đổihay loại bỏ nó ngay. Một người đàn ông mà Randy Siegel đã từng đào tạo diễn thuyết rất yêu thíchnhững chiếc cà vạt. Những chiếc cà vạt trên cổ ông luôn thể hiện một tính cách cánhân nổi bật, nó làm xao lãng bài diễn thuyết của ông ta. Người nghe sẽ quá tập trungvào chiếc cà vạt thay vì khuôn mặt ông, họ bỏ lỡ rất nhiều nội dung ông ta trình bày. Cũng như hình thức bên ngoài, tư thế đóng vai trò quan trọng vào việc xâydựng lòng tin từ phía người nghe. Và đối với rất nhiều nhà diễn thuyết, đặc biệt là nữgiới, đây thực sự là một thách thức lớn. Phần lớn phụ nữ đều được dạy dỗ lúc còn nhỏ là phải có tư thế kín đáo, haichân khép lại,…. Trên thực tế diễn thuyết, tư thế này có thể biểu lộ một sự dịu dàng vàxinh xắn nhưng hoàn toàn không thể thu hút được lòng tin của người nghe. Thay vào đó, Randy Siegel khuyên cả nam giới và nữ giới rằng khi diễn thuyếtcần đứng thẳng người, vai và chân giang ngang bằng nhau, mặt hướng về phía trướccùng đôi tay linh động theo lời nói. Tư thế là rất quan trọng trong việc tạo dựng lòng tin, vì vậy, đừng che giấu nó.Không có thời điểm nào nhà diễn thuyết nên đứng đằng sau bục nói chuyện, bàn, ghếhay bất cứ vật nào khác. Những nhà diễn thuyết tài năng luôn để cho người nghe thấyhọ một cách rõ ràng và đầy đủ nhất - cả về mặt cơ thể lẫn tình cảm. Đôi mắt từ lâu vẫn được gọi là “cửa sổ tâm hồn”. Quả vậy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: