Thông tin tài liệu:
Bệnh còi xương và loãng xương đều là những bệnh về xương. Nó thường xuất hiện ở trẻ em dưới 3 tuổi, nhiều nhất là dưới 1 tuổi. Bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu vitamin D, rối loạn chuyển hóa vitamin D, kháng vitamin D.Ngoài ra nó còn xuất hiện khi loạn dưỡng xương do thận, thiếu sót ở khuôn xương. Các nguyên nhân trên được nảy sinh do thiếu ánh sáng mặt trời, do chế độ dinh dưỡng (ít hoặc không bú sữa mẹ dẫn đến thiếu vitamin D, canxi,...).Biểu hiện trẻ quấy khóc,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Còi xương, loãng xương và sự khác nhau trong sử dụng thuốc Còi xương, loãng xương và sự khác nhau trong sử dụng thuốc Bệnh còi xương và loãng xương đều là những bệnh về xương. Nóthường xuất hiện ở trẻ em dưới 3 tuổi, nhiều nhất là dưới 1 tuổi. Bệnh này cóthể do nhiều nguyên nhân như thiếu vitamin D, rối loạn chuyển hóa vitaminD, kháng vitamin D. Ngoài ra nó còn xuất hiện khi loạn dưỡng xương do thận, thiếu sót ở khuônxương. Các nguyên nhân trên được nảy sinh do thiếu ánh sáng mặt trời, do chế độdinh dưỡng (ít hoặc không bú sữa mẹ dẫn đến thiếu vitamin D, canxi,...). Biểu hiện trẻ quấy khóc, ngủ không yên, giật mình, nhiều mồ hôi, xươngmềm và cong, thóp chậm kín, chậm mọc răng, cột sống vẹo, chậm biết ngồi vàchậm biết đi, có dấu hiệu loãng xương. Còi xương có thể dẫn đến loãng xương nhưng loãng xương thì do nhữngnguyên nhân khác dẫn đến chứ không chỉ do còi xương. Còi xương có biến chứnglà giảm canxi máu gây ra cơn co giật, ảnh hưởng đến viêm phổi cấp tính... Để chống còi xương, phụ nữ khi mang thai cần tắm nắng. Mẹ cần cho conbú chứ không chỉ nuôi con bằng sữa bột. Trẻ cần được tắm nắng, dinh dưỡng cóđủ vitamin D (như uống dầu cá), chứ không phải cần cung cấp canxi hoặc ăn nhiềuxương như một số người vẫn có thói quen đó. Còn loãng xương thì sao? Bệnh lý này thể hiện lượng chất khoáng trong xương thấp. Nó dẫn đến suygiảm cấu trúc của mô xương. Lực của xương bị suy giảm. Xương bị yếu và tăngnguy cơ gãy xương. Như vậy, mật độ và chất lượng của xương được thể hiện bằnglực của xương. Yếu tố này có thể do di truyền, gen, lối sống (hút thuốc lá...), chế độ dinhdưỡng, thay đổi lứa tuổi sinh lý (mãn kinh...). Trong số đó thay đổi hormon lànguy cơ lớn nhất. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy nồng độ estrogen nội sinh có vaitrò quan trọng trong bệnh loãng xương. Nguy cơ loãng xương của phụ nữ sau mãnkinh cao hơn nhiều so với nam giới cùng tuổi. Loãng xương cũng còn có thể xuấthiện do các thay đổi nội tiết, chuyển hoá ở tuổi dậy thì. Như vậy, bệnh còi xương và loãng xương cũng như thấp khớp, thoái hóakhớp... được xếp trong nhóm bệnh lý về cơ xương khớp. Các bệnh này hoặc đơnlẻ, hoặc kèm theo đều làm tăng nguy cơ gãy xương. Nguy cơ này làm ảnh hưởngrất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Chúng ta cần cập nhật thông tin để dự phòng và điều trị sớm. Việc dùngthuốc ở hai bệnh này hoàn toàn khác nhau. Còi xương cần được điều chỉnh và bổsung vitamin D. Còn loãng xương cần được điều chỉnh và bổ sung canxi. Hai nguồn bổ sung này (vitamin D và canxi) có thể trực tiếp hoặc gián tiếp(từ các chất dinh dưỡng và các phương pháp trị liệu khác nhau).