Danh mục

Con Người Dân Chủ & Xã Hội Dân Sự

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.55 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Làn sóng dân chủ đang dâng lên trên toàn thế giới. Từ năm 1972 đến nay, khi Freedom House bắt đầu theo dõi tiến trình dân chủ hóa trên toàn thế giới, các nước trên thế giới đã tiến một bước dài về dân chủ. Năm 1972 cả thế giới có 150 nước, trong tổng số này chỉ có 43 nước có tự do, 38 nước có một phần tự do, và còn lại 69 nước hoàn toàn không có tự do. Đến năm 2002, tổng số nước trên thế giới lên đến 192 nước, và được xếp hạng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con Người Dân Chủ & Xã Hội Dân Sự Con Người Dân Chủ & Xã Hội Dân SựLàn sóng dân chủ đang dâng lên trên toàn thế giới. Từ năm 1972 đến nay, khiFreedom House bắt đầu theo dõi tiến trình dân chủ hóa trên toàn thế giới, các nướctrên thế giới đã tiến một bước dài về dân chủ. Năm 1972 cả thế giới có 150 nước,trong tổng số này chỉ có 43 nước có tự do, 38 nước có một phần tự do, và còn lại69 nước hoàn toàn không có tự do. Đến năm 2002, tổng số n ước trên thế giới lênđến 192 nước, và được xếp hạng như sau: 89 nước có tự do, 56 nước có một phầntự do, và chỉ còn 47 nước không có tự do, trong đó có Việt Nam của chúng ta.[1]Những con số thống kê cho thấy một hình ảnh thật lạc quan, chỉ trong vòng bamươi năm con số các nước có tự do đã tăng hơn gấp đôi (so với 2000 năm trướcđó khi con người chuyển từ phong kiến, quân chủ sang dân chủ vào thế kỷ 17),[2]nhưng cũng theo cách xếp hạng của Freedom House, vẫn có 56 n ước chỉ có mộtphần tự do, và trong thập niên cuối của thế kỷ 20, hiện t ượng dân-chủ-phi-tự-dovẫn là một hiện tượng phổ biến tại một số nước đang trên đà dân chủ hóa. Đó là lýdo tại sao theo cách xếp hạng của Freedom House, không phải cứ hễ có một hệthống chính trị dân chủ bao gồm một hiến pháp và các định chế chính trị-hànhpháp, lập pháp, và tư pháp-là có dân chủ!Tiến trình dân chủ hóa là một tiến trình phức tạp, bao gồm sự hội tụ của nhiều yếutố xã hội, chính trị, kinh tế, giáo dục, vân vân, nhưng xét cho cùng, yếu tố quantrọng nhất, và căn bản nhất của tiến trình dân chủ hóa tại bất kỳ một quốc gia nàocũng vẫn là yếu tố con người. Nếu mẫu người sĩ phu là nền tảng của xã hội phongkiến, thì xã hội dân chủ phải có mẫu người dân chủ. Tuy nhiên, con người dân chủchỉ có thể trưởng thành trong một xã hội tương hợp, đó là xã hội dân sự (civilsociety). Bài viết dưới đây sẽ phân tích mối tương quan giữa con người dân chủ vàxã hội dân sự để cho thấy quan hệ hỗ t ương giữa con người dân chủ và xã hội dânsự chính là chất xi-măng xây dựng nền móng cho một chế độ dân chủ, tự do, nhấtlà tại một nước như Việt Nam của chúng ta.Con Người Dân ChủHơn một trăm năm trước, nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã nhận thức rằng ngoàiviệc đấu tranh giành độc lập cho đất nước, Việt Nam cần phải được dân chủ hóathì mới có thể tìm được một chỗ đứng trên trường quốc tế. Chương trình hànhđộng của ông có thể được tóm tắt như sau: Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dânsinh.[3] Tại sao Phan Chu Trinh lại chủ tr ương phải khai dân trí trước? Conngười Việt Nam của thời đại Phan Chu Trinh sống dưới thời phong kiến, đượcgiáo dục và hun đúc trong khuôn kh ổ Tống Nho, với các thứ bậc và giai cấp xã hộiđược tập đại thành cả hàng nghìn năm, với quyền uy tuyệt đối của vua, với dânchi phụ mẫu của quan lại, nên đã quen với hệ thống tư tưởng và xã hội phongkiến, và chấp nhận một cách tự nhiên những tương quan xã hội này. Việc nước làviệc của sĩ đại phu, không phải việc của nhân dân lo đến. Do đó, khai dân tríkhông chỉ đơn thuần là nâng cao trình độ học vấn và kiến thức, khai dân trí còn lànâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể xã hội.Trong suốt 100 năm qua con người Việt Nam cùng với xã hội Việt Nam bước từthời kỳ phong kiến quân chủ sang thực dân đô hộ rồi sang cộng sản tại miền Bắcvà bán-dân chủ tại miền Nam cho đến năm 1975 thì cả nước hoàn toàn thuộc vàochế độ chuyên chính cộng sản. Lịch sử đã minh chứng và khảo cứu cụ thể củaFreedom House đã xác định là những định chế chính trị không làm nên một chế độdân chủ; do đó, không thể dùng những định chế như lập pháp, hành pháp, và tưpháp mà bảo rằng Việt Nam đã có một thể chế dân chủ. Một thể chế dân chủ phảiđược hình thành từ những đơn vị nhỏ nhất là cá nhân, là những con người dânchủ-khác biệt với đơn vị nhỏ nhất trong xã hội phong kiến là gia đình. Trong tácphẩm Todays isms, xuất bản năm 1954, Ebenstein đã viết: sức mạnh của một nềndân chủ là ở ý chí bảo vệ dân chủ của người dân. Cổ nhân ta cũng có nói, ngườidân nào, xã hội đó. Nói một cách khác, chính người dân là thành tố quan trọngnhất không những trong tiến trình xây dựng mà còn trong công cuộc bảo vệ dânchủ. Muốn xây dựng dân chủ, do đó, trước hết phải xây dựng con người dân chủ.Để cụ thể, thế nào là con người dân chủ? Một con người dân chủ, trước hết phải cónhân cách dân chủ, và nhân cách dân chủ (democratic personality) được thể hiệnqua:1. Tư Duy Dân Chủ: muốn có được tư duy dân chủ cần phải thực tập tư duy trêncăn bản luận lý thực nghiệm (rational empiricism). Luận lý thực nghiệm lập luậnrằng mọi kiến thức của con người đều do kinh nghiệm mà ra (John Locke). Vìcon người chỉ có kinh nghiệm giới hạn nên kiến thức của con người cũng là kiếnthức giới hạn. Do đó, trên căn bản luận lý thực nghiệm, không có cái gọi là chân lýtuyệt đối. Đã không có chân lý tuyệt đối thì sẽ không đưa đến những giáo điều vàhành động cực đoan. Khi đã ý thức được rằng cái biết của ...

Tài liệu được xem nhiều: