Danh mục

Con người nhìn bằng gì?

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 151.53 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chắc hẳn có nhiều bạn đọc không muốn trả lời câu hỏi trên vì nghĩ rằng nó quá dễ, đến mức trẻ mẫu giáo cũng trả lời được: con người nhìn bằng mắt! xin thưa: câu trả lời như vậy chỉ đúng 50%, nghĩa là đạt mức trung bình. còn muốn chính xác 90 hoặc 100%, xin mời các bạn đọc thêm bài viết dưới đây. MẮT CON NGƯỜI VÀ MẮT ĐỘNG VẬT Trước tiên xin lưu ý: Câu hỏi liên quan đến “con” người, nghĩa là một thực thể ở mức cao nhất của hệ động vật. Như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con người nhìn bằng gì? Con người nhìn bằng gì?Chắc hẳn có nhiều bạn đọc không muốn trả lời câu hỏi tr ên vì nghĩ rằng nó quádễ, đến mức trẻ mẫu giáo cũng trả lời được: con người nhìn bằng mắt! xin thưa:câu trả lời như vậy chỉ đúng 50%, nghĩa là đạt mức trung bình. còn muốn chínhxác 90 hoặc 100%, xin mời các bạn đọc thêm bài viết dưới đây.MẮT CON NGƯỜI VÀ MẮT ĐỘNG VẬTTrước tiên xin lưu ý: Câu hỏi liên quan đến “con” người, nghĩa là một thực thể ởmức cao nhất của hệ động vật. Như vậy ta thử bắt đầu xem từ những “con” khác ởnhững mức thấp hơn để dễ so sánh và nhận biết.Trong quá trình tiến hóa của sinh giới, không phải loài động vật nào cũng có mắt:ví dụ loài cá lưỡng tiêm, có kích thước bé bằng con dao nhỏ, thường sống ở venbiển hoặc giữa đại dương, chúng không hề có mắt riêng biệt mà chỉ có những tếbào cảm quang hiện diện dọc ống thần kinh. Vì cơ thể chúng trong suốt nên ánhsáng dễ dàng lọt qua để tác động trên các tế bào cảm thụ đó và giúp chúng phânbiệt được những vùng sáng và tối. Như thế, dạng tổ tiên của loài động vật cóxương sống (và sau này của con người) bắt đầu nhìn bằng... hệ thần kinh. Rồi sinhgiới cứ phát triển và tiến hóa. Trong quá trình thích nghi với môi trường sống mới,cơ thể động vật không còn trong suốt nữa và những tế bào cảm quang kiểu cálưỡng tiêm không còn phù hợp nên đã có sự thay thế chúng bằng những tế bàocảm quang ở mặt ngoài cơ thể. Ví dụ như giun đất: nó không có mắt nhưng trên dalại có vô số những tế bào cảm quang để tiếp nhận ánh sáng, nghĩa là có vô số “mắtnhỏ” ở da. Những con mắt đó rất thô sơ, vì vậy phải có số lượng rất lớn. Nhưngtrong quá trình tiến hóa của sinh giới, nếu mắt cứ tồn tại rải rác ở trên da thì thậtphiền phức và không thích hợp, vì vậy đến một mức độ phát triển của sinh vật,phần cao cấp nhất của hệ thần kinh (tức là não) phát triển mạnh thành 2 mấu nhỏđể tách riêng rồi “di cư” đến da và tiến triển để tạo ra... hai mắt. Như vậy, mắt chỉlà một phần của não.NÃO - NƠI HIỂN HIỆN MÀU SẮC CỦA VẬT THỂỞ con người, mắt hình thành rất sớm, vào khoảng tuần lễ thứ 3 của phôi kỳ, khi đóphôi chỉ dài 3mm: mắt xuất nguồn từ não dưới dạng 2 túi thị nguyên thủy, lồi dầnra phía trước để cuối cùng tạo nên... võng mạc. Đây là phần nhạy cảm nhất củamắt đối với ánh sáng. Về sau, vào khoảng tháng thứ 2 của phôi kỳ, lúc này phôidài chừng vài chục mm, lớp da của phôi mới tạo nên những thành phần khác củamắt (như thể thủy tinh v.v...).Bây giờ ta hãy thử tìm hiểu quá trình một hình ảnh sự vật hiển hiện trong mắtngười: trước tiên phải qua giác mạc. Đây là một màng mỏng giống như da (vì bắtnguồn từ đây), nhưng do giác mạc có chức năng khác hẳn da n ên cấu trúc cũnghoàn toàn khác với da: giác mạc không có chất sừng và trong suốt. Sau đó lọt vàotiền phòng của mắt, nơi có chứa dịch thủy (dịch này có nhiệm vụ nuôi dưỡng thểthủy tinh), rồi qua thể thủy tinh lọt vào một buồng tối kín (giống hệt hộp đen củamáy ảnh) có chứa dịch kính. Qua dịch kính, hình vật hiển hiện trên võng mạcgiống như hình in trên phim của máy ảnh.Võng mạc là một màng cực mỏng có chiều dày tăng dần từ phía trước ra sau (100-350 micrômét) gồm những tế bào thị giác rất nhạy cảm với ánh sáng, thuộc 2 loại:125 triệu tế bào que và 6 triệu tế bào nón, hiện diện rải rác trên diện tích 1.250milimét vuông võng mạc. Số lượng tế bào thị giác lớn như vậy nhưng chỉ tiếp liềnvới khoảng 900.000 sợi thần kinh thị giác đi ra khỏi võng mạc.Nếu bạn biết rằng võng mạc có nguồn gốc từ não thì sẽ hiểu ngay là 2 loại tế bàoque và tế bào nón thực chất chỉ là những tế bào não (gọi là nơron) biến dạng.Nhưng vì sao chúng lại nhạy cảm với ánh sáng? Đó là vì các tế bào này chứanhững sắc tố đặc biệt nh ư rhodopsin (hợp chất protein gắn với sắc tố retinen) vàphotopsin. Dưới tác động của ánh sáng và sự hiện diện của sinh tố A, các hợp chấthóa học cản quang bị phân giải tạo nên những sản phẩm tác động đến màng các tếbào que và nón gây nên một xung động thần kinh, truyền những thông tin thị giáctheo các sợi thần kinh, qua giao thoa thị giác. Vì sao có tên gọi “giao thoa thịgiác”? Là vì ở đây các sợi thần kinh đan chéo nhau để cho mỗi b án cầu đại nãonhận được các xung động thần kinh của cả hai mắt (phải và trái). Ở thùy chẩm củanão xảy ra quá trình phân tích rồi tổng hợp để tái tạo nên hình ảnh của vật thể đãđược mắt tiếp nhận. Như vậy chính ở vỏ đại n ão mới thật là nơi hiển hiện hình ảnhvật thể. Thế còn màu sắc vật thể?Việc cảm thụ màu sắc xảy ra ở đâu: Ở võng mạc hay ở não? Để trả lời, các nhàkhoa học đã làm thử nghiệm: đặt một kính lọc đơn sắc (lục) trước mắt trái và mộtkính lọc đơn sắc (đỏ) trước mắt phải rồi để mắt nhìn vào một vật thể trắng, mắt sẽnhận ra một vật thể màu lục và trên võng mạc kia (phải) chỉ thu nhận màu đỏ. Nhưvậy các thông tin về màu sắc được truyền tới não, rồi tại đây được giải mã để tạonên những cảm thụ về màu sắc. Như vậy, rõ ràng não cũng là nơi ...

Tài liệu được xem nhiều: