Danh mục

Con người và đời sống miền núi trong tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 312.04 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đỗ Bích Thúy là nhà văn nữ đương đại chuyên viết về đề tài về miền núi. Đọc tiểu thuyết của chị, người đọc có thể cảm nhận rõ nét những phong tục, tập quán, nếp sống cộng đồng của đồng bào miền núi phía Bắc. Đỗ Bích Thúy đã cho thấy sự dày công, tỉ mỉ của mình trong việc tái hiện những màu sắc văn hóa rất riêng nơi cao nguyên đá Hà Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con người và đời sống miền núi trong tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy40 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI CON NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG MIỀN NÚI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ BÍCH THÚY Cao Thị Thu Hằng Học viên cao học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt: Đỗ Bích Thúy là nhà văn nữ đương đại chuyên viết về đề tài về miền núi. Đọc tiểu thuyết của chị, người đọc có thể cảm nhận rõ nét những phong tục, tập quán, nếp sống cộng đồng của đồng bào miền núi phía Bắc. Đỗ Bích Thúy đã cho thấy sự dày công, tỉ mỉ của mình trong việc tái hiện những màu sắc văn hóa rất riêng nơi cao nguyên đá Hà Giang. Tiểu thuyết của chị chan chứa tình yêu và nỗi trăn trở khôn nguôi về bản sắc văn hóa vùng cao. Từ khóa: phong tục tập quán, nếp sống cộng đồng, tiểu thuyết, Đỗ Bích Thúy Nhận bài ngày 05.7.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 08.8.2019 Liên hệ tác giả: Cao Thị Thu Hằng; Email: thuhang281094@gmail.com1. MỞ ĐẦU Mỗi nhà văn đều tìm cho mình một vùng văn hóa, thẩm mĩ riêng để khai phá. Với ĐỗBích Thúy, đó là mảnh đất Hà Giang - nơi địa đầu phía Bắc của Tổ quốc, nơi chị sinh ra,lớn lên cùng sự bạt ngàn của cao nguyên đá, cùng tình yêu thương của những con ngườimiền núi chất phác, thật thà. Đỗ Bích Thúy viết về quê hương mình bằng cả truyện ngắn vàtiểu thuyết. Nếu truyện ngắn Đỗ Bích Thúy mang đến hơi thở của vùng núi rừng Tây Bắcqua những câu chuyện nhỏ gắn với nỗi nhớ miên man và khát khao được trở về vùng núicao như không ít lần chị từng bộc bạch; thì tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy mang đến một cảmgiác trọn vẹn hơn: những câu chuyện mang chân dung số phận của những con người nơibản làng bị gió núi và sương mù khuất lấp. Đọc tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy, ta như đượcbước chân vào một thế giới khác hẳn với cuộc sống thường nhật - một thế giới mà nơi đócó bạt ngàn núi đồi, thấp thoáng những cánh chim đại bàng và những vực sâu lặng yên màbí hiểm. Bốn tiểu thuyết viết về đề tài dân tộc và miền núi của Đỗ Bích Thúy đã vẽnên một bức tranh sinh động về cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi rừngphía bắc. Gắn bó với bản làng quê hương, con người là chủ thể văn hóa, tạo nên những phongtục, tập quán, nếp sống trong mối quan hệ với cộng đồng. Bằng sự am hiểu tường tận vềTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 33/2019 41văn hóa vùng cao, đặc biệt là những phong tục, tập quán, nếp nghĩ của đồng bào Mông,Dao, Tày ở Hà Giang, Đỗ Bích Thúy đã thành công khi làm sống dậy một không gian vănhóa vùng núi phía Bắc trong tiểu thuyết của mình.2. NỘI DUNG2.1. Phương thức sản xuất của người miền núi Phương thức sản xuất của đồng bào miền núi đã đi vào tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúygiản dị và tự nhiên. Sống trên vùng núi cao, người dân tộc thiểu số quen với cuộc sống tựcung tự cấp. Lương thực quan trọng nhất với họ là ngô, sau đó mới là lúa và các loại câyhoa màu thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt vùng cao như đậu tương, rau cải. Bởivậy, ta thấy những hình ảnh này trở đi trở lại trong tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy nhiều lần“Nương ngô cách nhà một đoạn không xa lắm. Từ đây nhìn về làng có thể thấy rõ nhữngmái nhà màu xám nấp dưới những gốc cây cổ thụ” [5, tr.22]. Cách thức canh tác của ngườimiền núi Hà Giang cũng rất mộc mạc sơ khai: đào hốc, bỏ phân, vùi hạt ngô xuống: “Vàngđang gùi đất từ dưới thung lũng lên núi đổ vào hốc đá, giúp Xính gieo ngô. Năm nay thờitiết tốt, có một ít mưa, đất ẩm, mềm, ngô sẽ lên rất nhanh. Mỗi nương ngô đều chỉ được thuvề một nửa, một nửa nộp cho nhà chúa đất, thế nên phải chăm thật tốt để cây ngô thậtkhỏe, bắp ngô thật to, nhiều hạt. Không thì sẽ bị đói” [6, tr.106]. Họ chăm chút cho câyngô với mong muốn cuộc sống no đủ hơn. Ngô đã trở thành biểu tượng cho sự no ấm trongvăn hóa vùng cao. Không gì đáng sợ hơn là mất mùa ngô hay ngô bị phá. Đọc những câuvăn tả cảnh nương ngô bị phá để trồng thuốc phiện, mới thấy đồng bào đau xót, lo sợ thếnào: “Ba ngày sau dưới cái nắng khô nỏ. Toàn bộ các nương ngô đã chuyển từ màu xanhsang màu vàng ruộm, lính dõng đứng dưới chân nương, ném lên một mồi lửa. Tất thảycháy đùng đùng. Cả một vùng thung lũng rộng lớn chìm trong khói mù mịt tứ phía. Lửakêu phần phật lẫn tiếng khóc của người già người trẻ. Một trận đói mờ mắt đã chờ ở phíatrước” [5, tr.31]. Trong Bóng của cây sồi, hình ảnh ruộng lúa nước của bà Mẩy cũng được nói đến vớibiết bao tình cảm trìu mến, nâng niu: “Lúa đã đặt rồi, rơm đang chất thành đống ủ vào đấyđến mùa sau thối ra, trộn lẫn với bùn là cấy được. Trên mặt ruộng bắt đầu nứt thành từngrãnh nhằng nhịt, chỉ còn hàng hàng gốc rạ cao trường gang tay. Bốn mươi năm về làmdâu họ Nông là bốn mươi vụ lúa bà dầm chân xuống mảnh ruộng này. Nếp cái gần nhà,ấm hơi người nên hạt mọc mười như một, đồ xôi làm bánh dày trong lễ cơm mới ...

Tài liệu được xem nhiều: