Danh mục

Chuyện thâm cung bí sử triều Nguyễn

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 721.24 KB      Lượt xem: 39      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bộ sách đồ sộ và quý giá “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên” (còn gọi là Hội Điển Tục Biên) với đầy đủ 10 tập tương đương với 61 quyển kể những chuyện "thâm cung bí sử" chưa từng tiết lộ về triều Nguyễn.Bộ sách với nhiều điều thú vị “thâm cung bí sử” triều NguyễnBộ sách ghi chép lại khá đầy đủ, chính xác các hoạt động của triều Nguyễn ở nửa sau thế kỷ XIX, tương đương với thời kỳ làm vua của Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Hàm Nghi và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyện thâm cung bí sử triều NguyễnChuyện thâm cung bí sử triều NguyễnBộ sách đồ sộ và quý giá “Khâm định Đại Nam hội điểnsự lệ tục biên” (còn gọi là Hội Điển Tục Biên) với đầy đủ10 tập tương đương với 61 quyển kể những chuyện thâmcung bí sử chưa từng tiết lộ về triều Nguyễn.Bộ sách với nhiều điều thú vị “thâm cung bí sử” triềuNguyễnBộ sách ghi chép lại khá đầy đủ, chính xác các hoạt động củatriều Nguyễn ở nửa sau thế kỷ XIX, tương đương với thời kỳlàm vua của Tự Đức, Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, HàmNghi và Đồng Khánh. Đây là một giai đoạn lịch sử có rấtnhiều biến động bởi âm mưu và hành động xâm lược củathực dân phương Tây. Trước tình hình ấy, triều Nguyễn phảivừa tìm cách đối phó vừa phải thay đổi nhiều luật lệ cũ đểthích ứng với một xã hội đã có nhiều thay đổi. Mặt khác,trong các vua Nguyễn, có thể xem Tự Đức là vị vua có kiếnthức uyên bác và tài hoa nhất về văn chương, chữ nghĩa.Dưới thời ông, Nho giáo và việc học hành thi cử được đặcbiệt chú trọng. Toàn bộ những đặc điểm trên được phản ánhrất rõ trong Hội Điển Tục Biên.Các quan lại triều NguyễnChúng ta sẽ đọc được những thông tin rất cụ thể về việc thayđổi cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của triều Nguyễn khixem phần Cơ Mật Viện (quyển (q) 2), Bộ Lại (q3-q10). Cácchủ trương chính sách về kinh tế của triều Nguyễn ở nửa sauthế kỷ XIX thì được thể hiện rất rõ qua phần Bộ Hộ (q11-q16).Phần chiếm tỉ trọng lớn và rất đáng chú ý của bộ Hội điển tụcbiên là phần Bộ Lễ (q17-q33). Sự quan tâm đặc biệt về giáodục, khoa cử; các nghi thức và lễ hội cung đình, các chínhsách về xã hội... của triều Nguyễn được thể hiện rất cụ thểtrong phần này. Đặc biệt, tại phần Bộ Lễ có nhiều thông tinrất hữu ích cho các nhà nghiên cứu và có thể làm chấm dứtnhiều cuộc tranh luận, như: các chữ húy được quy định trongthời Nguyễn..Nghiên cứu phần Bộ Binh (q34-q37) và Bộ Hình (q38-q43),người ta sẽ thấy rõ thái độ của triều Nguyễn đối với an ninhcủa đất nước trước các hiểm họa xâm lăng qua các chủtrương, chính sách rất cụ thể.Võ quan triều NguyễnPhần Bộ Công (q44-q49) có lẽ sẽ là phần đáp ứng được nhiềunhất cho các nhà nghiên cứu về kiến trúc cổ, những ngườilàm công tác bảo tồn, trùng tu di tích... . Đáng chú ý nữa là,tại phần này có nhiều thông tin mới, sẽ làm sáng tỏ rất nhiềuvề việc xây dựng Khiêm Lăng và cách thức mai táng vua TựĐức, một vấn đề xưa nay vẫn được xem là đầy bí ẩn và đã bịkhông ít người xuyên tạc.Các quy định khá cụ thể về việc xây dựng Bồi lăng (lăng vuaKiến Phúc), Tư lăng (lăng vua Đồng Khánh), Hân Vinh TừĐường... cũng là những thông tin hết sức quý cho việcnghiên cứu về các di tích này.Phần Bộ Công cũng cho thấy rõ cách thức tổ chức và hoạtđộng của các tượng cục cuối thời Nguyễn sơ. Sự tồn tại củatượng cục Pháp lam đến tận thời Đồng Khánh, hay sự thamgia với số lượng đông đảo của các tay thợ lành nghề miềnBắc tại kinh đô Huế trong giai đoạn này hẳn sẽ làm nhiềungười rất ngạc nhiên.Vương triều Nguyễn đã huy động rất nhiều thợ lành nghềtrên đất nước đến kinh đô Huế để xây dựng nhiều công trìnhgiá trị vẫn còn lưu giữ đến hôm nay.Các phần còn lại, thuộc 11 quyển cuối cùng (q50-q60), tuykhá ngắn nhưng hết sức quý vì chúng sẽ bổ sung nhiều thôngtin cụ thể về bộ máy tổ chức và hoạt động của những cơ quanquan trọng của triều Nguyễn trong nửa sau thế kỷ XIX, như :Nội Các (Q50), Đô Sát Viện (Q51), Đại Lí Tự (Q52), Thị VệXứ & Cẩn Tín Ty (Q53), Phủ Nội Vụ (Q54), Võ Khố(Q55),Thương Trường (Q56), Khâm Thiên Giám (Q57) ...10 năm cho bộ sách quý ra đờiSau hơn 10 năm từ 2001 đến 2012 nỗ lực thực hiện, bộ sáchKhâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên (hay còn gọi làHội điển tục biên) đã hoàn tất với 10 tập/61 quyển. Đây là bộsách từng 2 lần đoạt giải vàng sách hay toàn quốc do HộiXuất bản Việt Nam trao tặng vào năm 2006 và năm 2008.Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồndi tích cố đô Huế, vào năm 1993, Viện Sử học Việt Nam đãphối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa Huế cho ra mắt bạnđọc một trong những bộ sử liệu đồ sộ nhất về triều Nguyễn,bộ sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (gọi tắt là Hộiđiển) do Nội Các của triều đại này biên soạn và đã được cácdịch giả lừng danh của Viện Sử học chuyển ngữ từ nhữngnăm 1960.Dù vẫn còn không ít khiếm khuyết nhưng với 15 tập sách,tổng cộng đến hơn 7.600 trang chữ tiếng Việt, chứa đựngnhững nguồn thông tin hết sức phong phú về triều đại quânchủ cuối cùng của Việt Nam, công trình trên đã gây được sựchú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và được bạn đọc chàođón nồng nhiệt. Tuy nhiên, sau khi đọc Hội điển, người ta lạimong chờ những phần tiếp theo của bộ sách này, bởi Hộiđiển mới chỉ là phần ghi chép các điển chương, pháp chế, cácchiếu chỉ, chỉ dụ, sớ, tấu...của triều Nguyễn từ năm Gia Longthứ 1 (1802) đến năm Tự Đức thứ 4 (1851). Phần tiếp theo ấythuộc về bộ Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ tục biên vẫnchưa được dịch và xuất bản.Bộ sách quý vừa được ra mắt thu hút sự quan tâm của giớinghiên cứu HuếTriều Nguyễn và các bí ấn còn chìm sâu sẽ được giải mãthêm nhiều điều qua Hội điển tục biênBộ Hội điển tục biên gồm 60 quyển chính và quyển Mục lục,cách sắp xếp các nội dung ghi chép về cơ bản gần tương tựnhư bộ Hội điển. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: