Con nhện làm thuốcTừ xưa, “con nhện giăng tơ” đã từng đi vào trong đời sống tinh thần của người Việt qua những câu ca dao, tục ngữ dí dỏm mà sâu sắc. Nhưng, không chỉ có thế, nhện còn là một trong vô số những loài côn trùng được người xưa sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Có hai loại nhện thường được dùng là nhện nâu và nhện ôm trứng. Nhện nâu: Còn gọi là tri thù, võng công, võng trùng, nguyên thù... có tên khoa học là Anaea ventricosa (L.Kock), thuộc họ nhện tròn – Argiopidae....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con nhện làm thuốc Con nhện làm thuốcTừ xưa, “con nhện giăng tơ” đã từng đi vào trong đời sống tinh thần của người Việt quanhững câu ca dao, tục ngữ dí dỏm mà sâu sắc. Nhưng, không chỉ có thế, nhện còn là mộttrong vô số những loài côn trùng được người xưa sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Cóhai loại nhện thường được dùng là nhện nâu và nhện ôm trứng.Nhện nâu: Còn gọi là tri thù, võng công, võng trùng, nguyên thù... có tên khoa học làAnaea ventricosa (L.Kock), thuộc họ nhện tròn – Argiopidae. Theo dược học cổ truyền,nhện nâu vị đắng, tính lạnh, có độc, có công dụng giải độc tiêu thũng, chỉ thống khứphong, được dùng để chữa các chứng sa tinh hoàn, trúng phong miệng méo, trẻ em kinhgiật, cấm khẩu, cam tích, tràng nhạc, đinh thũng, lở ngứa, vết thương do rắn rết, ong, bòcạp đốt... Trong sách Lĩnh Nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông đã viết: “Tri thù tục gọilà con nhện; ít độc, hơi hàn nên phân biện; chữa ôn ngược, đinh, mụn, trúng phong; trẻem bụng to, lợi tiểu tiện”.Một số bài thuốc đơn giản sử dụng nhện nâu:- Đinh thũng ác sang: (1) Nhện lượng thích hợp giã nát đắp vào chỗ đau. (2) Nhện bỏ đầulượng thích hợp giã nát với một chút đường đỏ rịt vào tổn thương. (3) Nhện bỏ đầu lượngthích hợp trộn với một ít cơm chua và muối ăn rồi giã nát, đắp vào chỗ đau.- Nha cam tẩu mã: Nhện 1 con, gỉ đồng nửa tiền, một chút xạ hương, tất cả đâm nát xátvào tổn thương.- Polip mũi: Nhện và đường đỏ lượng vừa đủ, giã nát bôi vào tổn thương.- Viêm amidan: Nhện 7 con, bọ ngựa 1 con, móng tay người 3g, xà thoái 1 cái, tất cả saotồn tính, tán bột, mỗi lần dùng một chút thổi vào trong họng.- Đái dầm: Ăn nhện nướng thật chín.- Rết, bọ cạp đốt lấy nhện nghiền lấy nước bôi. Người bị ong châm, rết cắn có nọc độc,bắt nhện còn sống để vào chỗ đau cho nó hút hết nọc độc, sau đó cho vào nước lạnhngâm để nó sống lại.Người ta còn dùng màng tơ nhện (tri thù võng) sao vàng, tán bột uống để chữa các loạivết thương chảy máu, đứt tay, thổ huyết và lở độc. Xác nhện (tri thù thoái xác) giã nát,tán bột xát vào răng để chữa sâu răng, cam răng.Nhện ôm trứng: Còn gọi là bích tiền, nhện ôm trứng..., tên khoa học là Urocteacompactilis Koch, thuộc họ nhện ôm trứng – Urocteidae. Theo dược học cổ truyền, nhệnôm trứng vị mặn, tính bình, có công dụng giải độc, chỉ huyết, được dùng để chữa cácchứng hầu tý (viêm amidan), cam răng, chảy máu cam, trĩ lở chảy máu, nhọt chảy nướcvàng, xuất huyết...Một số bài thuốc đơn giản sử dụng nhện ôm trứng:- Viêm amidan: Nhện 10 con, sấy khô tán bột, thổi vào họng. Hoặc dùng nhện 1 con,thanh đại 1,5g, băng phiến 1,5g, tất cả sấy khô tán bột, thổi vào họng.- Cam răng, viêm loét miệng lưỡi: Nhện 1 con, thanh đại 1,5g, băng phiến 1,5g, tất cả sấykhô tán bột, thổi vào răng miệng.- Cam tẩu mã: Nhện và cặn trắng nước tiểu (nhân trung bạch) lượng bằng nhau đem đốttồn tính, nghiền bột bôi vào tổn thương.- Trẻ em trướng bụng: Nhện 5 con giã nát rồi đem tráng với trứng gà ăn mỗi ngày 1 lần,chừng 2, 3 lần là hiệu nghiệm.- Trẻ em cứng hàm không bú được: Nhện 2 con, bỏ chân, sao cháy, nghiền nhỏ hòa vớisữa uống.- Viêm họng, viêm amidan, viêm loét chân răng và khoang miệng: Nhện 1 con, thanh đại,1,5g, băng phiến 1,5g, móng tay người 1,5g, tất cả sấy khô tán bột, thổi vào miệng.- Mụn nhọt: Lấy nhện sống giã nát đắp vào tổn thương.- Bí đái: Nhện lượng vừa đủ giã nát với 1 củ hành đắp lên vùng bàng quang.- Trĩ sưng đau: Nhện to 1 con, kim ngân hoa 12g, hai thứ bọc đất sét nung chín, lấy ranghiền nhỏ đắp vào búi trĩ.Ngoài ra, bao trứng nhện (bích tiền mạc) cũng được dùng để làm thuốc. Ví như: Chữanhũ nga (áp-xe vú): dùng bao trứng nhện 3 cái sao tồn tính, bạch phàn 3g, hai thứ tán bộtuống; bạch hầu: dùng bao trứng nhện 3-5 cái sao tồn tính, băng phiến 0,6g, tán bột, thổivào họng; vết thương chảy máu dùng bao tổ nhện dán vào chỗ đứt; phụ nữ sau khi sinh ítlâu bị ho ủa thổ sóc ngược dùng 5-6 cái bao tổ nhện sắc kỹ lấy nước cốt mà hớp mộtchút. Trong sách Lĩnh Nam bản thảo, Hải Thượng Lãn Ông đã viết: “Bích tiền tên gọibao trứng nhện; Tính mát, không độc, thường dùng đến; Trẻ em cam mũi, vết đaothương; Ung thư, đau họng, chữa rất nghiệm”. ...