Con Sấu Cuối Cùng
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 94.19 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một tai hoạ thảm khóc vừa xảy đến cho gia đình ông cai tổng Hy. Hôm ngày cưới vợ của đứa con trai út, đoàn ghe rước dâu bị sấu cản mũi, bà con hai họ kêu la ỏm tỏi. Sấu lặn xuống rồi trồi lên đập đuôi ngay chiếc ghe chở cô dâu, chú rể. Ai nấy trở về bình yên, trừ trường hợp đặc biệt của cô dâu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con Sấu Cuối CùngCon Sấu Cuối Cùng Sưu Tầm Con Sấu Cuối Cùng Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 18-October-2012Một tai hoạ thảm khóc vừa xảy đến cho gia đình ông cai tổng Hy. Hôm ngày cưới vợ của đứacon trai út, đoàn ghe rước dâu bị sấu cản mũi, bà con hai họ kêu la ỏm tỏi. Sấu lặn xuống rồitrồi lên đập đuôi ngay chiếc ghe chở cô dâu, chú rể.Ai nấy trở về bình yên, trừ trường hợp đặc biệt của cô dâu. Nàng mất dạng sau khi quơ đôi chânngược lên trời, lần cuối cùng, đầu và mình đều khuất dưới mặt nước xao động, trong miệng sấu.Tôi đến chia buồn với ông cai tổng Hy. Ông nói giọng buồn bã:- Nó mất xác. Bây giờ chỉ còn chờ báo thù.Vì chưa biết rõ, tôi hỏi kỹ:- Dạ thưa ông, ai báo thù?- Sấu báo thù cho sấu... Theo tục lệ hồi xửa hồi xưa, sấu là loài thú bị đầy, mỗi con muốn thànhtinh, để đầu thai kiếp khác cần phải nuốt... chín mươi chín nhơn mạng, thêm một người nữa làđúng một trăm chẵn. Nhưng mấy thầy câu sấu ở xứ mình quả quyết rằng họ có thể sửa đổi luậtlệ của quỷ thần. Họ sẵn sàng giết sấu để báo thù cho người chết với điều kiện phải mướn bằngmột số tiền khá cao.- Ông mướn thầy câu sấu nào chưa?- Họ đòi giá cao quá, dầu bắt được hay không, mình phải đặt tền tổ trước khi họ ra tay. Khổlắm. Họ biết rằng kẻ bị“hùm tha, sấu bắt” chẳng bao giờ trở về nhà hưởng nhang khói nếu consấu, con cọp sát nhân kia còn sống. Vì muốn cúng kiếng cho con dâu, bác dọ hỏi giá cả.... sơ sơtrên hai trăm đồng. Còn thêm điều kiện: bao nhiêu vòng vàng trong bụng sấu đều thuộc quyềncủa họ. Cách đây vài bữa, lão Năm Hên tới đây hỏi han kỹ lưỡng rồi xin phép bắt con sấu đó,không ăn một đồng xu nào hết.- Người đâu mà tử tế quá vậy?- Khó hiểu lắm. Ông ta nói rằng muốn bắt một con sấu cuối cùng, trước khi giải nghệ...Rồi ông cai tổng Hy nói khẽ:- Chắc ông ta biết con dâu tôi... nó mang theo hai chiếc neo đúng hai lượng vàng nên động lòngTrang 1/7 http://motsach.infoCon Sấu Cuối Cùng Sưu Tầmtham. Hễ bắt được con sấu. ông ta mổ bụng nó lượm trước hết rồi tri hô sau, hoặc chẳng thèmtri hô gì ráo. Như vậy, ông ta vừa... làm giàu, vừa được tiếng tốt với hậu thế! oOo oOoÐể hiểu rõ hơn, tôi đến Ngã Ba Ðình để làm quen với ông Năm Hên. Biết tôi là người quenthuộc với gia đình ông cai tổng Hy, ông Năm tỏ vẻ ái ngại:- Nguy lắm. Tốt hơn cháu về nhà chờ đợi. Khi nào bắt được nó, bác cho cháu hay.Tôi nài nỉ xin phép ở lại căn chòi che tạm ấy. Ông mải im lặng. Tôi sanh nghi, liên tưởng đếnhai chiếc neo hai lượng vàng còn nằm trong bao tử con sấu ác nghiệt. Gương mặt ông Năm Hêntrông hiền nhưng bí hiểm lạ thường. Ông đi ra đi vào, quan sát bãi bùn, nhìn mấy giề lục bìnhtrôi ngang qua rồi nói:- Sợ cháu không đủ kiên nhẫn. Chuyện nguy hiểm này, bác muốn chịu đựng một mình. Nếu cómặt một người thứ nhì, bác e xảy ra nhiều tiến dị nghị. Hồi xưa, cháu nên nhớ rằng: bác làmnghề này vì miễn cưỡng. Hôm nay bác muốn tự ý bỏ nghề không trống, không kèn. Thôi, đượcrồi. Cháu ráng ở sớm hôm với bác. Ðiều quan trọng là cháu đừng làm điều gì mà bác ngăn cấm.Ðừng chàng ràng hỏi tới hỏi lui. Ðừng thắc mắc là tại sao cháu hỏi mà bác không trả lời. Bây giờthì cháu ăn cơm rồi ngủ cho thẳng giấc.Vì tò mò muốn điều tra những thủ đoạn của thầy câu sấu, tôi nhận lời và ngoan ngoạn ăn cơm.Ăn xong tôi lựa một nhánh bần cổ thụ, trèo lên nằm co mình. Gió thổi mát rượi. Ông Năm Hêncứ hút thuốc phì phà. Tôi vui sướng như nằm trên chiếc ghế dựa. Con sông Ngã Ba Ðình nổitiếng có nhiều sấu hung ác nên ghe xuồng qua lại rất thưa thớt. Trời xế dần, chưa chi mà cò,diệc hay giăng hàng về rừng. Lục bình trôi hết giề này tới giề kia, mấy cây khô trốc gốc nổi lềnhbềnh quay qua quay lại như xác người rũ tóc.Tôi ngủ từ bao giờ, không hay biết.Bỗng nhiên, tôi giật mình thức dây. Một trái bần chín khá to, vừa rụng xuống bãi bùn. Tôi mừngquýnh, nhảy xuống đất, chạy ra ngoài bãi, cúi xuống lượm, chợt nghe nhiều tiếng động lạ lùng,giống như giọng cười the thé củacô hồn ma quái.Trên chòi, ông Năm Hên vụt đứng dậy mỉm cười:- Coi chừng. Không nguy hiểm nhưng đừng giật mình, đừng la lớn. Nó đó!“Nó” là ma hay là con sấu ăn thịt đứa con dâu của ông cai tổng Hy? Tôi muốn hỏi to nhưng sựcnhóo lời căn dặn. Vả lại, tôi muốn tỏ rằng mình đây chẳng phải thợ câu sấu nhưng vẫn đầy đủbản lãnh.Hai chân tôi đau điếng như đạp nhằm gai. Vừa ngó xuống, tôi hoảng hốt: Hàng chục con thúnhỏ - vóc dáng bằng con cắc kè – chạy tới bao vây, nhe răng, phóng mình cắn khỏi mắt cá. Tôirút chân khỏi bùn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con Sấu Cuối CùngCon Sấu Cuối Cùng Sưu Tầm Con Sấu Cuối Cùng Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 18-October-2012Một tai hoạ thảm khóc vừa xảy đến cho gia đình ông cai tổng Hy. Hôm ngày cưới vợ của đứacon trai út, đoàn ghe rước dâu bị sấu cản mũi, bà con hai họ kêu la ỏm tỏi. Sấu lặn xuống rồitrồi lên đập đuôi ngay chiếc ghe chở cô dâu, chú rể.Ai nấy trở về bình yên, trừ trường hợp đặc biệt của cô dâu. Nàng mất dạng sau khi quơ đôi chânngược lên trời, lần cuối cùng, đầu và mình đều khuất dưới mặt nước xao động, trong miệng sấu.Tôi đến chia buồn với ông cai tổng Hy. Ông nói giọng buồn bã:- Nó mất xác. Bây giờ chỉ còn chờ báo thù.Vì chưa biết rõ, tôi hỏi kỹ:- Dạ thưa ông, ai báo thù?- Sấu báo thù cho sấu... Theo tục lệ hồi xửa hồi xưa, sấu là loài thú bị đầy, mỗi con muốn thànhtinh, để đầu thai kiếp khác cần phải nuốt... chín mươi chín nhơn mạng, thêm một người nữa làđúng một trăm chẵn. Nhưng mấy thầy câu sấu ở xứ mình quả quyết rằng họ có thể sửa đổi luậtlệ của quỷ thần. Họ sẵn sàng giết sấu để báo thù cho người chết với điều kiện phải mướn bằngmột số tiền khá cao.- Ông mướn thầy câu sấu nào chưa?- Họ đòi giá cao quá, dầu bắt được hay không, mình phải đặt tền tổ trước khi họ ra tay. Khổlắm. Họ biết rằng kẻ bị“hùm tha, sấu bắt” chẳng bao giờ trở về nhà hưởng nhang khói nếu consấu, con cọp sát nhân kia còn sống. Vì muốn cúng kiếng cho con dâu, bác dọ hỏi giá cả.... sơ sơtrên hai trăm đồng. Còn thêm điều kiện: bao nhiêu vòng vàng trong bụng sấu đều thuộc quyềncủa họ. Cách đây vài bữa, lão Năm Hên tới đây hỏi han kỹ lưỡng rồi xin phép bắt con sấu đó,không ăn một đồng xu nào hết.- Người đâu mà tử tế quá vậy?- Khó hiểu lắm. Ông ta nói rằng muốn bắt một con sấu cuối cùng, trước khi giải nghệ...Rồi ông cai tổng Hy nói khẽ:- Chắc ông ta biết con dâu tôi... nó mang theo hai chiếc neo đúng hai lượng vàng nên động lòngTrang 1/7 http://motsach.infoCon Sấu Cuối Cùng Sưu Tầmtham. Hễ bắt được con sấu. ông ta mổ bụng nó lượm trước hết rồi tri hô sau, hoặc chẳng thèmtri hô gì ráo. Như vậy, ông ta vừa... làm giàu, vừa được tiếng tốt với hậu thế! oOo oOoÐể hiểu rõ hơn, tôi đến Ngã Ba Ðình để làm quen với ông Năm Hên. Biết tôi là người quenthuộc với gia đình ông cai tổng Hy, ông Năm tỏ vẻ ái ngại:- Nguy lắm. Tốt hơn cháu về nhà chờ đợi. Khi nào bắt được nó, bác cho cháu hay.Tôi nài nỉ xin phép ở lại căn chòi che tạm ấy. Ông mải im lặng. Tôi sanh nghi, liên tưởng đếnhai chiếc neo hai lượng vàng còn nằm trong bao tử con sấu ác nghiệt. Gương mặt ông Năm Hêntrông hiền nhưng bí hiểm lạ thường. Ông đi ra đi vào, quan sát bãi bùn, nhìn mấy giề lục bìnhtrôi ngang qua rồi nói:- Sợ cháu không đủ kiên nhẫn. Chuyện nguy hiểm này, bác muốn chịu đựng một mình. Nếu cómặt một người thứ nhì, bác e xảy ra nhiều tiến dị nghị. Hồi xưa, cháu nên nhớ rằng: bác làmnghề này vì miễn cưỡng. Hôm nay bác muốn tự ý bỏ nghề không trống, không kèn. Thôi, đượcrồi. Cháu ráng ở sớm hôm với bác. Ðiều quan trọng là cháu đừng làm điều gì mà bác ngăn cấm.Ðừng chàng ràng hỏi tới hỏi lui. Ðừng thắc mắc là tại sao cháu hỏi mà bác không trả lời. Bây giờthì cháu ăn cơm rồi ngủ cho thẳng giấc.Vì tò mò muốn điều tra những thủ đoạn của thầy câu sấu, tôi nhận lời và ngoan ngoạn ăn cơm.Ăn xong tôi lựa một nhánh bần cổ thụ, trèo lên nằm co mình. Gió thổi mát rượi. Ông Năm Hêncứ hút thuốc phì phà. Tôi vui sướng như nằm trên chiếc ghế dựa. Con sông Ngã Ba Ðình nổitiếng có nhiều sấu hung ác nên ghe xuồng qua lại rất thưa thớt. Trời xế dần, chưa chi mà cò,diệc hay giăng hàng về rừng. Lục bình trôi hết giề này tới giề kia, mấy cây khô trốc gốc nổi lềnhbềnh quay qua quay lại như xác người rũ tóc.Tôi ngủ từ bao giờ, không hay biết.Bỗng nhiên, tôi giật mình thức dây. Một trái bần chín khá to, vừa rụng xuống bãi bùn. Tôi mừngquýnh, nhảy xuống đất, chạy ra ngoài bãi, cúi xuống lượm, chợt nghe nhiều tiếng động lạ lùng,giống như giọng cười the thé củacô hồn ma quái.Trên chòi, ông Năm Hên vụt đứng dậy mỉm cười:- Coi chừng. Không nguy hiểm nhưng đừng giật mình, đừng la lớn. Nó đó!“Nó” là ma hay là con sấu ăn thịt đứa con dâu của ông cai tổng Hy? Tôi muốn hỏi to nhưng sựcnhóo lời căn dặn. Vả lại, tôi muốn tỏ rằng mình đây chẳng phải thợ câu sấu nhưng vẫn đầy đủbản lãnh.Hai chân tôi đau điếng như đạp nhằm gai. Vừa ngó xuống, tôi hoảng hốt: Hàng chục con thúnhỏ - vóc dáng bằng con cắc kè – chạy tới bao vây, nhe răng, phóng mình cắn khỏi mắt cá. Tôirút chân khỏi bùn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Con Sấu Cuối Cùng truyện ngắn truyện Sáng khoa học xã hội thơ ca văn học Việt NamTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 377 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 342 8 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 259 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 232 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 208 0 0 -
91 trang 181 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 166 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 149 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 139 0 0