Danh mục

Công cụ quản lý chất lượng

Số trang: 149      Loại file: ppt      Dung lượng: 2.08 MB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong các hoạt động sản xuất hàng ngày, người ta thường phải đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết. Có những vấn đề dễ dàng xử lý, nhưng cũng có một số vấn đề không giải quyết được hoàn toàn hoặc không tìm được hướng giải quyết. Thông thường, người ta hay đổ lỗi là do thiếu thời gian hoặc thiếu nhân lực. Tuy nhiên, nguyên nhân chính thường là do thiếu một phương pháp phân tích nên đã gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công cụ quản lý chất lượng 3 CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 1. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH BẰNG THỐNG KÊ 2. LƯU ĐỒ 3. BIỂU ĐỒ NHÂN QUẢ 4. BẢNG KIỂM TRA 5. BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT 6. BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT 7. BIỂU ĐỒ PARETO 8. BIỂU ĐỒ QUAN HỆ 9. NĂNG LỰC QUÁ TRÌNH 1. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH BẰNG THỐNG KÊ 1 - Khái niệm chung Trong các hoạt động sản xuất hàng ngày, người ta thường phải đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết. Có những vấn đề dễ dàng xử lý, nhưng cũng có một số vấn đề không giải quyết được hoàn toàn hoặc không tìm được hướng giải quyết. Thông thường, người ta hay đổ lỗi là do thiếu thời gian hoặc thiếu nhân lực. Tuy nhiên, nguyên nhân chính thường là do thiếu một phương pháp phân tích nên đã gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề. 1. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH BẰNG THỐNG KÊ(tt) Kiểm soát quá trình bằng thống kê (Statistical Process Control – SPC) là phương pháp sử dụng các công cụ thống kê vào kiểm soát quá trình, bao gồm thu thập và phân tích các dữ liệu trong quá khứ để tìm ra các qui luật vận động của quá trình và dự đoán các xu hướng trong tương lai. Thông qua phương pháp SPC nhằm nắm được tính ổn định, năng lực của quá trình và các xu hướng của nó. Các kết quả phân tích sẽ giúp nắm được các điểm bất thường trong quá trình. Từ đó, đưa ra các biện pháp giải quyết nhằm cải tiến năng lực của quá trình bằng các công cụ thống kê. 1. KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH BẰNG THỐNG KÊ(tt) 2 – Các loại biểu đồ Các loại biểu đồ thường dùng bao gồm: 1. Biểu đồ nhân quả. 2. Lưu đồ. 3. Bảng kiểm tra. 4. Biểu đồ kiểm soát. 5. Biểu đồ tần suất. 6. Biểu đồ Pareto. 7. Biểu đồ quan hệ. 2. LƯU ĐỒ 1 - Khái niệm Lưu đồ là một công cụ thể hiện bằng hình vẽ rất hiệu quả về cách thức tiến hành các hoạt động của một quá trình. 2 - Các nguyên tắc xây dựng lưu đồ Mỗi quá trình đều nhận những sản phẩm và dịch vụ đầu ra từ nhà cung cấp (nội bộ hoặc bên ngoài) và mỗi quá trình cũng cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng (nội bộ hoặc bên ngoài). 2. LƯU ĐỒ(tt) Xây dựng lưu đồ tuân theo một số nguyên tắc: Nguyên tắc 1: Người thiết lập lưu đồ phải là người liên quan trực tiếp đến quá trình. Nhóm thiết lập có thể là nhà cung cấp, giám sát viên, khách hàng, người điều phối. Nguyên tắc 2: Tất cả các thành viên của nhóm phải tham gia thiết lập lưu đồ. Người điều phối nhóm giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động của nhóm, cụ thể là: 2. LƯU ĐỒ(tt) - Thứ nhất: người điều phối ít bị người khác ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. - Thứ hai: người điều phối được huấn luyện và đào tạo nên có thể nêu ra được những câu hỏi, gợi ý, tìm kiếm, kích thích các nguồn sáng tạo của mỗi thành viên và giải quyết các xung đột trong nhóm. - Thứ ba: người điều phối đóng vai trò là người tổng hợp ý kiến của mọi người và vẽ thành lưu đồ của quá trình. 2. LƯU ĐỒ(tt) Nguyên tắc 3: Mọi dữ liệu phải được trình bày rõ ràng để mọi người dễ hiễu và có thể thấy dễ dàng. Nguyên tắc 4: Cần bố trí đủ thời gian để xây dựng lưu đồ. Kinh nghiệm cho thấy thời gian cần thiết để thiết lập lưu đồ thường dài hơn so với dự kiến vì cần có nhiều bộ phận liên quan đến quá trình. Do vậy, các thành viên cần phải có nhiều thời gian để thu thập thông tin về từng chức năng của quá trình. 2. LƯU ĐỒ(tt) Nguyên tắc 5: Mọi người càng đặt nhiều câu hỏi càng tốt. Các câu hỏi rất quan trọng trong tiến hành xây dựng lưu đồ. Cái gì xảy ra đầu tiên? Cái gì xảy ra kế tiếp? Do đó, việc đặt câu hỏi nên được thực hiện liên tục trong quá trình xây dựng lưu đồ. Những câu hỏi hữu ích cho việc xây dựng lưu đồ thường là nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào từ đâu đến? Nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào ảnh hưởng đến quá trình như thế nào? Sản phẩm và dịch vụ đầu ra của quá trình này sẽ đi đến đâu? Những điểm kiểm tra quá trình nào cần được thực hiện? Điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả kiểm tra không đạt? 2. LƯU ĐỒ(tt) Một số ký hiệu được sử dụng trong lưu đồ: Hoaït ñoäng Kieåm tra Di chuyeån Trì hoaõn D Löu tröõ 2. LƯU ĐỒ(tt) 3 - Lưu đồ điển hình Lưu đồ điển hình của quy trình sản xuất chỉ may và thêu của Công ty Coats Phong Phú được giới thiệu ở hình dưới dây. Hiệu chỉnh Cân thuốc Pha chế nhuộm thuốc nhuộm Đánh xốp Chuẩn bị Nhuộm Hồ Vắt sợi sợi mộc Không đ ạt Kiểm tra tổng quát Quy trình sản xuất chỉ may và thêu của Đạt Công ty Coats Tootal Phong Phú Sấy khô Đánh ống ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: