Danh mục

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) – cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 406.19 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua để nhìn nhận rõ nét những mặt được và hạn chế về sản phẩm nông nghiệp; làm rõ cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khi Việt Nam gia nhập AEC.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) – cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015) CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM THE ASEAN ECONOMIC COMMUNITY (AEC) – OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR AGRICULTURAL EXPORT ENTERPRISES IN VIETNAM ThS. Lê Thị Hồng Nghĩa; ThS. Đào Thị Ly Sa Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kontum dtlsa@kontum.udn.vn TÓM TẮT Việc gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mang lại một sân chơi mới và công bằng cho các doanhnghiệp Việt Nam trong đó bao gồm cả doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Bài viết tập trung phân tích tình hình sảnxuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua để nhìn nhận rõ nét những mặt được vàhạn chế về sản phẩm nông nghiệp; làm rõ cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản khi ViệtNam gia nhập AEC. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp chính nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua tháchthức góp phần tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: AEC, xuất khẩu, nông sản, cơ hội, thách thức. ABSTRACT Joining ASEAN Economic Community (AEC) will bring a new and level playing field for Vietnamese enterprises,including exporters of agricultural products. This paper focuses on analyzing the current situation of agriculturalproducts’ production and export in Vietnam to recognize the pluses and minuses of agricultural products; clarifyingthe opportunities and challenges for agricultural export enterprises when Vietnam engages in AEC. A number ofsolutions is proposed to help Vietnam take advantage of opportunities as well as overcome challenges and hence beable to increase the volume and value of agricultural export in the near future. Key words: AEC, export, agriculture, opportunities, challenges.1. Đặt vấn đề AEC là một bộ phận của Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2009 - 2015, với 4 thành tố chínhgồm: một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất; một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh; pháttriển kinh tế đồng đều; hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Thời điểm Cộng đồng kinh tế ASEAN hìnhthành đã sắp tới nhưng mức độ sẵn sàng tham gia của mỗi nước không giống nhau bởi chênh lệch về trìnhđộ phát triển; sự chủ động và tích cực của các chính phủ, các hiệp hội và các doanh nghiệp ở các nướccũng khác nhau. Là một đất nước có thế mạnh về nông nghiệp, khi có sự giao thương thì ranh giới của các quốc giasẽ bị xóa nhòa và như vậy sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế lớn hơn. Các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ cónhiều cơ hội bước chân sang các nước và ngược lại, nông sản của các nước cũng sẽ rộng cửa vào ViệtNam. Đi kèm những cơ hội là thách thức về một thị trường hơn 600 triệu dân, với thị trường rộng mởnhưng ràng buộc về các tiêu chuẩn và sự cạnh tranh công bằng thì liệu doanh nghiệp sản xuất hàng nôngsản Việt Nam đã có được gì và sẽ phải chuẩn bị những gì cho lộ trình hội nhập chỉ còn đếm theo ngày.2. Giới thiệu về cộng đồng kinh tế ASIAN (AEC) ASEAN – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – được thành lập ngày 08/08/1967 tại Bangkok,Thái Lan trên cơ sở Tuyên bố ASEAN (hay Tuyên bố Bangkok) được ký kết bởi các thành viên sáng lậpIndonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Tiếp đó, sự gia nhập của Vương quốc Bruneivào ngày 07/01/1984, Việt Nam ngày 28/07/1995, Lào và Myanmar ngày 23/07/1997, sau đó làCambodia ngày 30/04/1999 nâng tổng số thành viên ASEAN hiện tại lên đến con số 10. 181 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Năm 2003, các nhà lãnh đạo ASEAN đã hoạch định tầm nhìn ASEAN 2020 bao gồm ba trụ cộtchính là cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN (APSC), cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và cộng đồngvăn hóa – xã hội ASEAN (ASCC). Ý tưởng cho việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được đưa ra lần đầu trong Hội nghịthượng đỉnh không chính thức các nước ASEAN lần thứ 2 tại Kuala Lumpur vào năm 1997. Tại đây, cácnhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 về phát triển kinh tế và hội nhập khu vực,hướng tới phát triển đồng đều và bền vững. Tầm nhìn đã được cụ thể hóa thông qua tuyên bố của các nhàlãnh đạo ASEAN trong Hiệp định ASEAN II hay Hiệp định Bali II ngày 7 tháng 10 năm 2003. Tại Hộinghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 tại Cebu vào ngày 9 tháng 1 năm 2007, các nhà lãnh đạo cam kết sẽtiến tới thành lập một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Tuyên bố Hua Hin Cha-am về Lộ trình xâydựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) cũng đã được ký kết ở Hội nghị ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: