II. NHỮNG GIỐNG CAO SU ƯU VIỆT HIỆN NAY Những vườn cao su đầu tiên được trồng bằng hạt thực sinh, năng suất rất kém và sản lượng từng cây không đồng đều do xuất thân từ những quần thể tạp giao. Đến nay, hầu hết những vườn cho năng suất cao được trồng bằng các dòng vô tính tuyển chọn từ các cây thực sinh đầu dòng hoặc cây lai xuất sắc. 1.9. Bón phân - Lần bón đầu tiên là sau khi trồng 1 tháng, khi cây có 2 tầng lá ổn định, các lần sau cách 1...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÔNG NGHỆ CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG CAO SU CÔNG NGHỆ CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG CAO SUII. NHỮNG GIỐNG CAO SU ƯU VIỆT HIỆN NAYNhững vườn cao su đầu tiên được trồng bằng hạt thực sinh,năng suất rất kém và sản lượng từng cây không đồng đều doxuất thân từ những quần thể tạp giao. Đến nay, hầu hết nhữngvườn cho năng suất cao được trồng bằng các dòng vô tínhtuyển chọn từ các cây thực sinh đầu dòng hoặc cây lai xuất sắc.1.9. Bón phân- Lần bón đầu tiên là sau khi trồng 1 tháng, khi cây có 2 tầng láổn định, các lần sau cách 1 tháng. Trước khi ghép 1 tháng,ngưng bón phân vào gốc.- Trộn phân đều và rải phân giữa 2 hàng đơn lần bón đầu, cáclần sau bón dọc theo hai bên hàng kép, xới nhẹ để vùi phân.- Trong mùa khô, bón phân kết hợp với tưới nước.- Liều lượng bón phân vườn ươm tum như sau (g/cây/lần):- Có thể tăng cường phân bón lá để thúc đẩy sinh trưởng củacây con.1.10. Tỉa loại- Phải tỉa loại những cây sinh trưởng kém, dị hình, bệnh, látrắng hay vàng, nhằm đảm bảo vườn gồm những cây phát triểntốt, đồng đều.1.11. Phòng trị bệnh- Những cây con sinh trưởng khoẻ mạnh, cần có biện phápphòng trị kịp thời các loại bệnh và côn trùng phá hại. Chỉ dùngcác loại thuốc được phép sử dụng và có hướng dẫn cụ thể.- Những loại bệnh thường gặp trên vườn ươm và thuốc sử dụng1.12. Tủ gốc giữ ẩm- Cuối mùa mưa, tủ gốc cây con bằng rơm rạ khô hoặc thân câyhọ đậu 1 lớp dày 3 - 5 cm, trên tủ 1 lớp đất. Không tủ sát gốcđể tránh cháy nắng cho cây con.- Có thể sử dụng màng phủ nilông để tủ gốc ở vườn ươm.1.13. Ghép- Tiến hành ghép khi vườn ươm có trên 60% số cây đạt đườngkính cách đất 10 cm trên 12 mm và khi tầng lá trên cùng ổnđịnh (khoảng 8 - 9 tháng sau trồng).- Trước khi ghép 1 tháng, nếu còn cây còi cọc, dị hình, bệnh...thì cần loại bỏ, ngưng xới xáo, bón phân, làm co gốc ghép ổnđịnh.- Áp dụng kỹ thuật ghép mắt xanh hoặc xanh nâu. Chọn mắtghép nách lá hoặc vảy cá từ những cành gỗ ghép vỏ còn xanh,lấy trên các vườn nhân được kiểm định thuần giống và lànhững giống được khuyến cáo trồng trong vùng. Càng gỗ ghépnên có tuổi tương đương với gốc ghép để đạt tỷ lệ ghép sốngcao. Vỏ gốc ghép và cành ghép phải tróc tốt. Không nên ghéplúc nắng gắt hoặc mưa dầm. Trước hết, dùng giẻ lau sạch gốcghép, sử dụng dao ghép rạch 2 đường song song từ dưới lênsâu đến gỗ, cách đất 2 - 3 cm, rộng bằng 1/3 vòng thân (12 - 15mm), dài 8 cm, phía dưới 2 đường này rạch 1 đường ngang hơinghiêng để tạo cửa sổ trên gốc ghép. Để cắt mắt ghép, dùngdao rạch 2 đường song song ở 2 bên mắt ghép được chọn, bềngang nhỏ hơn cửa sổ (10 - 12 mm), rạch 2 đường ngang để cóvỏ mắt ghép dài 6 cm, dùng dao cắt một mảnh vỏ sâu vào gỗđể có chứa mắt ghép và một lớp gỗ mỏng phía dưới bảo vệmầm. Cẩn thận tách mảnh vỏ ra khỏi lớp gỗ, kiểm tra mầm còntốt thì sử dụng để ghép. Dùng dao nạy nhẹ lớp vỏ cửa sổ củagốc ghép, kéo từ từ lên, đưa mảnh vỏ có mắt ghép áp vàotượng tầng của gốc ghép. Cắt cỏ cửa sổ của gốc ghép, còn chừalại phía trên khoảng 0,5 cm để giữ mắt ghép. Dùng dây băngtrong (dây nilông) quấn chặt chung quanh gốc, phủ kín toàn bộcửa sổ, các mép dây băng chồng mí lên nhau để nước khôngthấm vào.- Sau khi ghép 20 ngày, băng ghép được tháo mở và kiểm tramắt ghép sống (vỏ còn xanh).- Các cây ghép chết có thể ghép lại lần 2 ở cửa sổ đối diện vớilần 1 sau khi mở dây băng