Danh mục

Công nghệ xử lý hạt giống: Kỹ thuật xử lý hạt giống

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.41 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công nghệ bao phủ hạt giống được sử dụng phổ biến trong công nghiệp sản xuất hạt giống cây trồng, hạt giống sau bao phủ sẽ an toàn hơn cho nông dân khi gieo trồng, dễ bảo quản hơn và có giá trị cao hơn. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết các bước trong công nghệ này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghệ xử lý hạt giống: Kỹ thuật xử lý hạt giống CÔNG NGHỆ XỬ LÝ HẠT GIỐNG Hồ Việt CườngPHẦN 1: KỸ THUẬT SẢN XUẤT CHẤT BAO PHỦ1. Mở đầu Từ khi công nghiệp hạt giống hình thành trên thế giới đã kéo theo hàng loạt cácvấn đề về xử lý và bảo quản hạt giống với mục đích làm sao bảo vệ hạt trước sự tấncông của côn trùng và nấm mốc, kéo dài thời gian bảo quản hạt giống khi tồn trữ, cảithiện sự nẩy mầm của hạt giống khi gieo trồng và nâng cao khả năng chống chịu củacây con trước các điều kiện bất lợi của thời tiết,…vv. Để giải quyết các vấn đề đặt ra đó,hàng loại các biện pháp đã và đang được thực hiện trên các loại hạt giống nhưngphương pháp chủ yếu vẫn là trộn các hoá chất trừ nấm bệnh, trừ mối mọt côn trùng, trừcỏ…vv, với một nồng độ nhất định vào hạt giống. Tuy nhiên do đặt tính bề mặt của hạtgiống thường có cấu tạo trơn nhẵn do đó rất khó giữ được thuốc xử lý trên bề mặt hạt,việc này làm cho hiệu quả của các loại thuốc bảo vệ thực vật giảm đi rất nhiều, ngoài raviệc xử lý các hoá chất độc hại có ảnh huởng rất lớn đến sửc khoẻ của công nhân trongcác nhà máy chế biến giống và nông dân khi đem hạt đi gieo trồng…vv do các hoá chấtkhông bám chắc vào bề mặt hạt mà lại bong tróc ra rất nhiều khi có va chạm. Vào giữa cuối thế kỷ XX các công ty giống hàng đầu trên thế giới đã đưa vào sửdụng công nghệ bao film hạt giống, với mục đích tạo ra một màng mỏng bằng các loạipolymer ưa nước nhằm bao phủ toàn bộ bề mặt hạt để giải quyết các vấn đề nêu trên.Tuy đã được phát triển rất lâu từ các Công ty Giống hàng đầu trên thế giới nhưng đốivới Việt Nam công nghệ bao film hạt giống vẫn chưa từng được áp dụng trên tất cả cácloại hạt giống được sản xuất tại Việt Nam ngoại trừ một số loại hạt giống nhập ngoại.các lý do có thể được đưa ra như sau: - Công nghiệp hạt giống của Việt Nam còn rất non trẻ nên chưa đủ khả năngđể thực hiện công nghệ nêu trên. - Chi phí xử lý hạt giống theo dạng bao film là khá cao do toàn bộ dung dịchbao film và thiết bị được nhập ngoại hoàn toàn. Tuy nhiên gần đây việc bao film hạt giống đã bắt đầu được áp dụng tại một sốcông ty giống hàng đầu của Việt Nam như Cty CP Giống cây trồng Miền nam với dungdịch bao phủ được nhập ngoại và có giá thành tương đối cao, do đó việc bao phủ hạtgiống theo dạng film coating cũng chỉ được sử dụng rất hạn chế trên một vài loại hạtgiống có giá trị cao. Nhận thức được nhu cầu thực tế đó, với mong muốn nâng tầm công nghệ hạtgiống của Việt Nam, từ năm 2004 nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm và đưavào sử dụng với khối lượng lớn trên hạt giống ngô lai LVN 10 trong vụ Hè Thu 2007bước đầu đạt được các kết quả hết sức khả quan. 1 Công nghệ bao film hạt giống được cấu thành bao gồm hai yếu tố chính đó làdung dịch bao phủ và thiết bị bao phủ. Dung dịch bao phủ hạt giống thường gồm cácthành phần chủ yếu như sau: - Chất nền hay còn gọi là chất mang (Binder) - Chất dẽo hóa (Plasticizer) - Chất hoạt động bề mặt (Surface Active Agents) - Chất tạo khô nhanh (Drying agent) - Chất tạo màu (Chromogen) - Chất pha loãng (Diluted liquid) - Chất điền đầy (Thickeners) - Chất điều chỉnh pH (pH regulating agent) - Chất khử bọt (Defoamer)2. Các thành phần của hỗn hợp2.1 Chất nền (Binder): Chất nền là thành phần chủ yếu trong dung dịch, chất nền thường có dạng là mộtpolymer hay copolymer ưa nước, cũng có thể là một polysaccharide được biến tính…vv.Chất nền phải có các đặc tính như dễ hoà tan trong nước, không gây độc cho hạt giống,không đóng rắn và biến tính trong suốt quá trình tồn trữ khi hạt được bao phủ, có thểtạo màng ở nhiệt độ thường, màng bao phải có tính mềm dẽo và đàn hồi tốt, ngoài rachất nền còn phải có các tính chất như độ chống thấm khí, khả năng phân hủy sinh họcđể không gây hại cho môi trường và đặc biệt là khả năng hoạt hoá ẩm trở lại cũng nhưkhả năng trơ với các chất khác để không thể kết hợp hoặc làm biến tính các hoá chất cótrong thuốc BVTV dùng để xử lý kèm theo. Chất nền cũng có thể được tạo ra do sự kếthợp của hai hay nhiều loại polymer với các đặc tính hoàn toàn khác nhau, sự kết hợpcủa các loại polymer khác nhau trở nên dễ dàng hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng củacác chất phụ gia. Hạt giống sau khi bao phủ với chất nền nêu trên sẽ trở nên linh hoạt và“thông minh” hơn, thông qua đó người ta có thể điều tiết sự nẩy mầm của hạt giống. Các đặc tính cơ bản của chất nền + Tính hoà tan: Hầu hết các loại polymer được dùng làm chất nền đều có thể hoàtan trong nước thường, nước nóng hoặc một số dung môi nhất định, khả năng tan trongnước có thể thay đổi trong khoảng rất rộng và trong các ứng dụng đa dạng. Tình tankhác nhau rất lớn giữa các loại polymer, tính tan phụ thuộc vào các ...

Tài liệu được xem nhiều: