Danh mục

Công nghiệp các ngành văn hóa và vai trò của nhà nước

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 500.65 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Công nghiệp các ngành văn hóa và vai trò của nhà nước" tổng quan và làm rõ khái niệm về công nghiệp các ngành văn hóa, vai trò của nó trong phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở kinh nghiệp phát triển công nghiệp các ngành văn hóa của các nước trên thế giới, bài viết đưa ra những nhận định và kiến nghị về vai trò của chính sách cho phát triển công nghiệp các ngành văn hóa tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghiệp các ngành văn hóa và vai trò của nhà nước CÔNG NGHIỆP CÁC NGÀNH VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC PGS.TS. Phạm Trương Hoàng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Văn hóa từ lâu đã được xem là một nền tảng cho sự phát triển của xã hội, gắnliền với tri thức, kỹ năng và đạo đức, tạo nên một ngành kinh tế quan trọng, có tốc độphát triển nhanh và quan trọng trong phát triển bền vững. Đó là ngành công nghiệpcác ngành văn hóa. Bài viết này tổng quan và làm rõ khái niệm về công nghiệp cácngành văn hóa, vai trò của nó trong phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Trêncơ sở kinh nghiệp phát triển công nghiệp các ngành văn hóa của các nước trên thếgiới, bài viết đưa ra những nhận định và kiến nghị về vai trò của chính sách cho pháttriển công nghiệp các ngành văn hóa tại Việt Nam. Từ khóa: Công nghiệp các ngành văn hóa, công nghiệp sáng tạo, kinh tế sáng tạo Abstract Culture, since long time has been considered as a basis for the development ofsocieties; goes along with knowledge, skills and ethics; forms an important and fastgrowing economic sector as a driving force for sustainable development. That is culturalindustries. This paper reviews and clarifies the concept of cultural industries and theirrole in economic-social development and international integration. Based on experiencesof other countries in cultural industries development, the paper discusses and recommendson the roles of state policies on cultural industries development in Viet Nam. Key words: Cultural industries, Creative industries, Creative economy 1. Công nghiệp các ngành văn hóa “Văn hóa không chỉ là cơ sở để nhận diện cá nhân, dân tộc, quốc gia, để tự hàovà được tôn trọng…; mà còn là cách thức để tạo ra việc làm và nâng cao đời sống, xãhội; giúp cho việc bảo tồn di sản ngày hôm nay và làm tương lai của con người có ýnghĩa; để làm con người mạnh mẽ hơn và để phát triển”2. Trong tiến trình chuyển dịch2 Biên tập từ phát biểu của Tổng thư ký UNESCO Irina Bokova và Điều hành UNDP Helen Clark đượctrích dẫn trong Báo cáo về Kinh tế Sáng tạo, số đặc biệt năm 2013 (UNESCO, UNDP) 329sang nền kinh tế trí thức ngày nay, công nghiệp các ngành văn hóa và sáng tạo đang bùngnổ, trở thành một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đóng một vai tròngày càng quan trọng trong đời sống và kinh tế (UNESCO, 2007; UNCTAD, 2013). 1.1. Từ công nghiệp các ngành văn hóa tới kinh tế sáng tạo Các sản phẩm văn hóa đã trở thành hàng hóa từ hàng trăm năm trước khi nhữngnghệ sĩ làm ra những tác phẩm của mình không chỉ đáp ứng nhu cầu sáng tạo cá nhânmà còn để bán. Quy mô của hoạt động này không lớn cho tới khi các hoạt động sảnxuất hàng loạt các sản phẩm văn hóa ra đời, từ các hoạt động in ấn, phát hành cho tớiviệc sản xuất ra các sản phẩm văn hóa nghe nhìn. Đó là thời kỳ công nghiệp hóa cuốithế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Khái niệm “công nghiệp của văn hóa3” (tiếng anh là “culture industry”) lần đầuxuất hiện vào những năm 30, 40 của thế kỷ XX bởi các nhà nghiên cứu TrườngFranfurk (Franfurk School). Tuy vậy khái niệm ban đâu này lại mang ý nghĩa tiêu cực(Cornor, 2010; UNCTAD 2010, UNESCO 2013), như một lời cảnh báo của các nhànghiên cứu về việc các sản phẩm văn hóa bị biến thành một sản phẩm công nghiệp sảnxuất hàng loạt, dẫn tới những nguy cơ đồng dạng làm suy giảm tính sáng tạo trong vănhóa. Những nhà nghiên cứu giai đoạn này thậm chí còn coi văn hóa và kinh tế là “kẻthù” của nhau bởi chúng phát triển theo những logic không tương thích. Khi bị buộcphải hòa đồng trong quá trình phát triển, văn hóa sẽ dễ dàng bị tổn thương. Nhữngquan niệm này hiện nay vẫn còn được nhắc tới khi nói về quá trình toàn cầu hóa vớinhững nguy cơ đồng dạng văn hóa (UNESCO 2013). Tới những năm 1960, nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy rằng quá trình phát triểnvăn hóa và công nghiệp các ngành văn hóa không phải lúc nào cũng dẫn tới việc suygiảm các giá trị văn hóa. Ngược lại nó đem lại những tác động tích cực trong việckhuyến khích sáng tạo trong các biểu hiện văn hóa. Văn hóa được tiếp cận như một“ngành” đích thực trong xã hội bắt đầu từ những năm 1980. Khái niệm “công nghiệpcác ngành văn hóa” (tiếng anh là “cultural industries”) được sử dụng để kể tên cácngành sản xuất các sản phẩm văn hóa khác nhau, cung cấp cho một thị trường các sảnphẩm văn hóa đã được hình thành một cách rõ rệt. Nhu cầu các sản phẩm văn hóađược gọi tên. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: