Danh mục

Công nghiệp hỗ trợ với phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 391.90 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của bài viết là đưa ra những lập luận lý thuyết về vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đến phát triển ngành công nghiệp điện tử (CNĐT) trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), từ đó, xem xét với trường hợp thực tiễn của Việt Nam để tính toán các hệ số tác động của CNHT đến phát triển CNĐT trong nước, và đưa ra những đánh giá về ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến mối quan hệ giữa phát triển CNHT và phát triển ngành CNĐT Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công nghiệp hỗ trợ với phát triển ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ths. Vũ Thị Thanh Huyền Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Trong những năm gần đây, vấn đề phát triển ngành CNHT được coi là một trong những giải pháp quan trọng tại Việt Nam nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, tạo động lực để phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chính trong nền kinh tế. Mục đích của bài viết là đưa ra những lập luận lý thuyết về vai trò của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đến phát triển ngành công nghiệp điện tử (CNĐT) trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), từ đó, xem xét với trường hợp thực tiễn của Việt Nam để tính toán các hệ số tác động của CNHT đến phát triển CNĐT trong nước, và đưa ra những đánh giá về ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến mối quan hệ giữa phát triển CNHT và phát triển ngành CNĐT Việt Nam. Từ khóa: Công nghiệp hỗ trợ (CNHT), Công nghiệp điện tử (CNĐT), cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). ABSTRACT In recent years, the development of Supporting Industry has been considered as one of the important solutions in Vietnam to promote the industrialization and create the motivation for the development of major manufacturing industries in the economy. The purpose of the article is to provide theoretical arguments for the role of supporting industry (SI) in the development of the electronics industry in the context of the Fourth Industrial Revolution, then consider the case of Vietnam in order to calculate the impact coefficients of SI on the development of domestic e-industries, and to provide an assessment of the impact of the Fourth Industrial Revolution on the relationship between the development of SI and the development of Vietnam's electronic industry. Keyword: Supporting Industry, Electronics industry, Fourth Industrial Revolution. I. Đặt vấn đề Phát triển CNHT có ý nghĩa quan trọng trọng việc thúc đẩy ngành CNĐT nội địa phát triển thông qua việc cung cấp các hàng hóa trung gian cho quá trình sản xuất sản phẩm CNĐT trong nước, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh và và giá trị gia tăng của ngành sản xuất CNĐT trong nền kinh tế... Trong xu thế thế giới đang trong giai đoạn mở đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN4), với trọng tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật (IoT), công nghệ nano, sinh học, vật liệu mới..., ngành điện tử và công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử sẽ có nhiều cơ hội để tiếp thu công nghệ mới, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp trình độ cao; đồng thời, sẽ đứng trước nhiều thách thức từ việc thay đổi phương thức sản xuất và cách thức tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi cần nghiên cứu một cách hệ thống về tác động của phát triển CNHT đến sự phát triển của ngành CNĐT chính trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang tới rất gần. 101 II. Một số lý thuyết có liên quan 1. Một số lý thuyết về phát triển CNHT và CNHT ngành điện tử Khái niệm về Công nghiệp hỗ trợ Cho đến nay, thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, và đặc biệt, được phổ biến hơn cả tại các quốc gia Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN,… Tuy nhiên, phạm vi của CNHT vẫn còn khá mở và chưa có một định nghĩa thống nhất. Theo nghĩa rộng, CNHT bao gồm toàn bộ các ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho sản xuất công nghiệp nói chung, bao gồm cả sản xuất nguyên liệu thô, các linh kiện, phụ tùng và các dịch vụ liên quan,… phục vụ cho quá trình sản xuất các hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng ((Ichikawa, 2004), (Việt, 2014), (Inoue, 1998), (Mori, 2005), …). Theo nghĩa hẹp, CNHT gắn với chức năng cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng và công cụ cho một số ngành công nghiệp nhất định. ((Bình, 2010), (Châu, 2010), (Thúy, 2007), (Eiamkanitchat, 1999)…). Trong phạm vi của bài viết này, tác giả tiếp cận CNHT theo nghĩa tương đối hẹp, theo đó, CNHT là các ngành công nghiệp sản xuất các nguyên vật liệu cơ bản, các linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm để cung cấp cho các ngành công nghiệp lắp ráp như ngành ô tô, xe máy, điện, điện tử,... Trong đó, sản phẩm CNHT các ngành lắp ráp bao gồm các nguyên vật liệu cơ bản như nhựa, cao su, kim loại; các linh kiện phụ tùng bao gồm: linh kiện nhựa – cao su, linh kiện kim loại, linh kiện điện (như pin, ắc quy, dây dẫn), linh kiện điện tử; ... Khái niệm về CNHT ngành điện tử CNHT ngành điện tử là các ngành công nghiệp sản xuất các nguyên vật liệu cơ bản, các linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm để cung cấp cho các ngành công nghiệp lắp ráp điện tử,... Hình 1. Phạm vi CNHT ngành điện tử Nguồn: Đề xuất của tác giả 102 Đặc điểm của CNHT ngành điện tử Theo nghiên cứu của (Châu, 2010) ngành CNHT có 4 đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, tính đa cấp của CNHT. Các doanh nghiệp tham gia CNHT nằm ở các vị trí khác nhau trong chuỗi giá trị sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Trong chuỗi sản xuất này, các nhà cung cấp được phân loại theo cấp độ, vị trí họ tham gia vào hệ thống. Ngoài ra, tính đa cấp trong sản xuất CNHT còn thể hiện ở chỗ, các nhà cung cấp sản phẩm CNHT có thể rất khác nhau về quy mô vốn, quy mô sản xuất, sở hữu, công nghệ, ... Thứ hai, tính hệ thống liên kết theo quy trình sản xuất, theo khu vực và phụ thuộc vào ngành công nghiệp chính. Do cùng nằm trong chuỗi giá trị của sản xuất, các doanh nghiệp CNHT có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau. Từ mối quan hệ này cũng dẫn đến yêu cầu cần phát triển CNHT một cách có hệ thống và tập trung theo các cụm, khu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: