Danh mục

Công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu - Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 389.19 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu - Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU - NHỮNG VẪN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Thành phố Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 12 quận, 1 thị xã, và 17 huyện, và với 584 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn. Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Thành ủy Hà Nội đã cụ thể hóa bằng Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015‟. UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 09/5/2012 thực hiện Chương trình 02/CTr-TU của Thành ủy. Sau 05 năm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, với sự nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị toàn Thành phố, đặc biệt là sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của nhân dân khu vực nông thôn; Chương trình 02 đã thực sự trở thành phong trào rộng lớn. Kết thúc giai đoạn 2011-2015, thành phố Hà Nội đã thu được những kết quả đáng khích lệ: Đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích 76.891 ha. Sau dồn điền, đổi thửa đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung ở một số huyện, góp phần đưa tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 5 năm đạt 2,4%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế năm 2015 đạt 233 triệu đồng/ha/năm, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (231 triệu đồng/ha/năm); đời sống vật chất, tinh thần của nông dân khu vực nông thôn ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 33 triệu đồng/người/năm (tăng 13 triệu đồng/người/năm so với mục tiêu của Chương trình đến năm 2015). Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,5% (theo tiêu chí cũ). Đến hết năm 2015, Thành phố có 201/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới (bằng 52,07% số xã), vượt chỉ tiêu kế hoạch của Chương trình đề ra (12,07%); huyện Đan Phượng được Thủ tướng Chính phủ Quyết định công nhân huyện đạt chuẩn NTM, Thành phố Hà Nội là 1 trong 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân Chương Lao động hạng nhất. Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại của giai đoạn 2011- 2015; bước vào giai đoạn 2016-2020, trên tinh thần Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020; Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” mà trọng tâm là xây dựng nông thôn mới; UBND thành phố đã ban hành kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 6/10/2016 thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy. Kết quả đến nay: * Về sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản phẩm nông nghiệp thu hoạch trên 1ha đất nông nghiệp cuối năm 2018 đạt 245 triệu đồng/ha, tăng 4 triệu đồng so với Kế hoạch của UBND Thành phố (241 triệu đồng/ha). Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã có tiến bộ rõ rệt. Diện tích dồn điển đổi thửa được 79.454,3ha, diện tích đất dôi dư sau dồn điền, đổi thửa là 1.836,9ha; việc cấp giấy chứng nhận sau dồn điền đổi thửa cơ bản hoàn thành với số lượng 617.964/622.861 (đạt 99,21%). Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng 128 tích cực, đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao với giá trị từ 1-2 tỷ/ha/năm. * Về xây dựng nông thôn mới: Hà Nội hiện có 4 huyện (Đan Phượng, Đông nh, Thanh Trì và Hoài Đức) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 02 huyện Gia Lâm, Quốc Oai đã trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018. Hiện nay, Hà Nội đang chỉ đạo từ 2-3 huyện hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận nông thôn mới năm 2019. Về xây dựng xã nông thôn mới, đến nay, có 325/386 xã (chiếm 84,2%) được UBND Thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (vượt kế hoạch trước 02 năm so với mục tiêu đề ra) và 03 xã Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung của huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2018. Trong số 61 xã chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới thì có 09 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí, 43 đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, còn 08 xã đạt và cơ bản đạt từ 11-14 tiêu chí. Xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất nằm trong quy hoạch khu công nghệ cao Hòa Lạc nên không tiến hành xây dựng NTM. * Về nâng cao đời sống nông dân: Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 đạt 46,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn 1,81%, Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn Thành phố đạt 86,68%, trong đó; tỷ lệ số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh là 100%, trong đó có trên 57% số hộ dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới: Tổng kinh phí đầu tư cho nông thôn mới toàn Thành phố đến 30/6/2019 là 76.462.948 triệu đồng, trong đó: + Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 61.722.317 triệu đồng (Ngân sách Trung ương: 69.690 triệu đồng; Ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp: 10.311.998 triệu đồng; Ngân sách huyện: 32.223.513 triệu đồng; Ngân sách xã: 3.471.135 triệu đồng, Vốn lồng ghép: 15.645.981 triệu đồng). + Nguồn vốn huy động ngoài ngân sách: 14.740.631 triệu đồng (Doanh nghiệp, Hợp tác xã,...: 4.941.004 triệu đồng; Nhân dân đóng góp: 7.203.828 triệu đồng; các nguồn vốn khác: 2.595.799 triệu đồng). Trong đó có trên 100 Doanh nghiệp hỗ trợ từ 100 triệu đồng trở lên, tiêu biểu như Ngân hàng CP Công thương Việt Nam chi nhánh Mê Linh hỗ trợ 140,3 tỷ đồng xây dựng ...

Tài liệu được xem nhiều: