Danh mục

Công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu - Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện của tỉnh Quảng Ninh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 500.08 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện của tỉnh Quảng Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu - Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện của tỉnh Quảng Ninh UBND TỈNH QUẢNG NINH CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CỦA TỈNH QUẢNG NINH Quảng Ninh là tỉnh miền núi, biên giới phía bắc với diện tích đất liền trên 6100 km2, trong đó hơn 80% diện tích là đồi núi. Địa hình của tỉnh rất đa dạng và phức tạp gồm vùng núi và biên giới, vùng trung du và đồng bằng ven biển, vùng biển và hải đảo; đất sản xuất nông nghiệp ít, diện tích nhỏ, lẻ, manh mún. Quảng Ninh có 132,8 km đường biên giới với Trung Quốc, có 250 Km đường biển; có 14 đơn vị hành chính, gồm 04 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện. Dân số toàn tỉnh năm 2018 trên 1,3 triệu người với 22 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 12,52% dân số toàn tỉnh, cư trú trên hơn 85% diện tích của tỉnh và có vị trí trọng yếu về quốc phòng an ninh, biên giới quốc gia. Khu vực nông thôn chiếm 47% dân số, quản lý sử dụng 76% diện tích đất và biển; 43% lao động nông thôn sống rải rác tại vùng núi, hải đảo, biên giới. Từ đặc điểm về địa hình đa dạng, phức tạp, Quảng Ninh rất khó khăn trong việc xây dựng hạ tầng vùng sản xuất nông, lâm nghiệp với quy mô lớn; tuy nhiên lại có nhiều điều kiện thận lợi về tiềm năng sản xuất ngư nghiệp, đa dạng hóa giống cây trồng vật nuôi… tạo nhiều sản phẩm, sản vật riêng có của tỉnh để phát triển Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (Chương trình OCOP). 1. Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới Quảng Ninh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại 111/186 xã, phường, thị trấn trên địa bàn 13/14 huyện, thị xã, thành phố cũng manh tích đa dạng tại các xã vùng núi và biên giới, vùng trung du và đồng bằng ven biển, vùng biển và hải đảo. Trong giai đoạn 1 (2011-2015), tỉnh Quảng Ninh thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trong nhóm các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, trong giai đoạn 2 (2016-2020) Quảng Ninh chuyển sang nhóm các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Hiện tỉnh đang triển khai đồng bộ thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vừng, trong đó tỉnh đã phê duyệt Đề án “Nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện ĐBKK, hoàn thành mục tiêu chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020”; xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện Chương trình OCOP với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thực hiện xây dựng xã nông thôn nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu. 1.1. Công tác chỉ đạo: (1)Thành lập BCĐ xây dựng nông thôn mới do đồng chí Bí thư cấp ủy làm Trưởng ban Chỉ đạo. Cơ quan giúp việc cho BCĐ được thành lập từ tỉnh đến cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương (cấp tỉnh thành lập Ban Xây dựng nông thôn mới chuyên trách tương đương cấp sở). Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và thành viên BCĐ tỉnh phụ trách các địa phương để hỗ trợ cơ sở chỉ đạo tổ chức thực hiện. (2) Ban hành một số chính sách riêng của tỉnh, tạo hành lang pháp lý cho chương trình hoạt động hiệu quả (chính sách hỗ trợ đầu tư các công trình kỹ thuật nông thôn; chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, đổi mới tình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn). (3) Phân cấp cho địa phương về quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách để tạo sự chủ động cho cơ sở. Ưu tiên nguồn lực tập trung cho phát triển sản xuất nâng cao thu nhập 142 của người dân theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm lợi thế của tỉnh (sản phẩm OCOP); quy hoạch các vùng sản xuất tập trung; khuyến khích kêu gọi và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. (4) Phân công các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội theo dõi từng tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ, giúp đỡ các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới và đánh giá kết quả thực hiện hàng tháng. 1.2. Kết quả thực hiện đến tháng 6/2019: (1) Có 03/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là thị xã Đông Triều, huyện đảo Cô tô, thành phố Cẩm Phả, đạt 27,2%; đang trình Trung ương thẩm định xét, công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đối với 02 đơn vị (TP Uông Bí và Móng Cái). (2) Có 72/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 64,8%; có 206/879 thôn đạt chuẩn nông thôn thôn mới, bằng 23,4%; có 1.526 vườn đạt chuẩn nông thôn mới. (3) Bình quân các xã đạt 17,3 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (tăng 12,42 tiêu chí so với năm 2010); không còn xã đạt dưới 9 tiêu chí. (4) Thu nhập của người dân khu vực nông thôn năm 2018 đạt 38,5 triệu đồng/người/năm (tăng 27,52 triệu đồng so với năm 2010); tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh là 1,28% (giảm 6,4% so với năm 2010). (5) Thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Quảng Ninh hiện có 148 doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP (tăng trên 100 doanh nghiệp và HTX so với năm 2014); có 402 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP (tăng 354 sản phẩm so với năm 2014), trong đó có 138 sản phẩm đạt sao (07 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 75 sản phẩm 3 sao); thực hiện dán tem điện tử truy suất nguồn gốc cho trên 90% các sản phẩm OCOP. (6) Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình giai đoạn 2010-2019: Tổng nguồn lực 166.068 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách trung ương 207,4 tỷ đồng; ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) 6.539,9 tỷ đồng; vốn lồng ghép 5.508,6 tỷ đồng; vốn tín dụng 109.875,3 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 27.602,3 tỷ đồng; vốn cộng đồng dân cư và vốn khác 16.335 tỷ đồng. 2. Quá trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu Nhận thức tầm quan trọng về xây dựng nông thôn mới nâng cao, nôn ...

Tài liệu được xem nhiều: