Danh mục

Công tác chuẩn bị thẩm định báo cáo phân tích an toàn dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trong nửa đâu năm 2014

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Về phía quản lý nhà nước, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ KHCN, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) đang gấp rút chuẩn bị sẵn sàng cho công tác thẩm định Báo cáo PTAT. Bài viết này tóm tắt một số nội dung công việc mà Cục ATBXHN đã triển khai trong nửa đầu năm 2014 về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ thẩm định, công tác tổ chức hỗ trợ thẩm định và chuẩn bị mời thầu tư vấn nước ngoài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác chuẩn bị thẩm định báo cáo phân tích an toàn dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trong nửa đâu năm 2014 HỘI NGHỊ THƢỢNG ĐỈNH AN NINH HẠT NHÂN VÀ CÁC TRUNG TÂM TIÊN TIẾN VỀ AN NINH HẠT NHÂN Nguyễn Nữ Hoài Vi Phòng Kiểm soát hạt nhân, Cục ATBXHN Từ đầu năm 2010 đến nay, Nguyên thủ của hơn 50 quốc gia và tổ chức quốc tế đã họp ba lần trong khuôn khổ của các Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân. Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân được Tổng thống Hoa Kỳ đề xuất năm 2009 tại Praha và tiến trình này đã mang lại nhiều kết quả vững chắc, khả quan đối với an ninh hạt nhân toàn cầu cũng như ngăn chặn khủng bố hạt nhân. Hai chủ đề chính của các Hội nghị thượng đỉnh là cam kết của các quốc gia về tăng cường an ninh hạt nhân và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh hạt nhân và một trong các thành tựu lớn nhất của các Hội nghị thượng đỉnh này và phục vụ cả hai mục tiêu trên là sự thành lập các Trung tâm tiên tiến về an ninh hạt nhân (COE). Năm 2010, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đã tuyên bố cam kết về việc thành lập các Trung tâm thuộc loại này để phát triển việc giáo dục và đào tạo về an ninh hạt nhân. Trung tâm Hỗ trợ tích hợp về Không phổ biến và an ninh hạt nhân của Nhật Bản khai trương năm 2010 và đã thực hiện các khóa đào tạo từ năm 2011. Học viện Quốc tế về An ninh và Không phổ biến hạt nhân của Hàn Quốc được khai trương vào tháng 2/2014 và Trung tâm của Trung Quốc hiện đang trong quá trình xây dựng với dự kiến đưa vào hoạt động năm 2015. Ngoài các COE trong khu vực Châu Á, còn có Trung tâm Hỗ trợ an ninh hạt nhân (NSSC) của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, mạng lưới các Trung tâm về hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân (CBRN) của Liên minh Châu Âu và ngày càng có thêm nhiều các tổ chức hoặc trung tâm được thành lập với trọng tâm là xây dựng chương trình giảng dạy về an ninh hạt nhân. Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ Hai năm 2012 tại Hàn Quốc đã hoan nghênh việc thành lập các Trung tâm Tiên tiến về an ninh hạt nhân, đồng thời khuyến khích việc thiết lập mạng lưới hoạt động của các Trung tâm này. Cũng trong năm 2012, 24 quốc gia tham dự Hội nghị đã ký bản tuyên bố thể hiện ý định phối hợp trong việc xây dựng và điều phối mạng lưới các COE về an ninh hạt nhân. Tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ Ba tại La Hay, Sáng kiến này đã có 31 quốc gia tham gia, trong đó có Việt Nam. Hiện tại, cộng đồng quốc tế đang rất quan tâm đến tương lai của các Trung tâm này, đặc biệt về nhiệm vụ tiếp theo của các Trung tâm nếu tiến trình các Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân kết thúc, có thể vào năm 2016. Tháng 7/2014, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nhật Bản (JAEA) và Cơ quan An ninh hạt nhân quốc gia Hoa Kỳ (NNSA) đã tổ chức “Hội nghị về các Trung tâm tiên tiến ở châu Á về an ninh hạt nhân”. Hội nghị có sự tham gia của đại diện 03 Trung tâm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các cơ quan, tổ chức liên quan khác. Tại Hội nghị, các diễn giả cho rằng tại thời điểm hiện tại, các COE được xây dựng và phát triển với trọng tâm là về kỹ thuật. Đây là công việc quan trọng và cần thiết của các Trung tâm. Tuy nhiên, với việc mạng các Trung tâm ngày càng phát triển thì vai trò của các Trung tâm sẽ hiệu quả hơn trong việc tăng cường cấu trúc an ninh hạt nhân toàn cầu, nếu các thành tố về chính sách được tích hợp vào nhiệm vụ của các Trung tâm. Sự kết hợp việc phát triển chính sách, đào tạo, đánh giá và các thành tố liên quan khác trong các COE sẽ hỗ trợ mục tiêu liên tục tăng cường an ninh hạt nhân toàn cầu và do đó, các COE này sẽ có được tác động tối đa. Hơn nữa, một hệ thống các COE hiệu quả và năng động có thể hỗ trợ các quốc gia thực hiện cam kết của mình trong việc tăng cường an ninh hạt nhân. Sau 23 khi tiến trình Hội nghị thượng đỉnh kết thúc, sẽ cần có một cấu trúc/cơ cấu kế thừa và tiếp tục phát triển tiến trình này và các Trung tâm tiên tiến về an ninh hạt nhân có thể là một thành tố có ý nghĩa và quan trọng trong tiến trình này. Đối với Việt Nam, để chuẩn bị cho việc xây dựng Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật về an ninh và thanh sát hạt nhân theo tinh thần cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Thượng định an ninh hạt nhân, tháng 7/2014, đoàn cán bộ của Cục ATBXHN đã đến làm việc với Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. Phòng thí nghiệm về thanh sát hạt nhân tại Oak Ridge sử dụng và nghiên cứu các phương pháp phân tích không phá hủy để xác định đồng vị phóng xạ, hàm lượng và độ làm giàu của nhiên liệu hạt nhân. Phòng thí nghiệm thanh sát này cũng nghiên cứu ứng dụng và phát triển các biện pháp giám sát liên quan đến thanh sát hạt nhân như sử dụng camera theo dõi, đặt dấu niêm phong. Ngoài ra, phòng thí nghiệm thanh sát cũng là cơ sở đào tạo cho các thanh sát viên, kể cả thanh sát viên của IAEA. Việc xây dựng một phòng thí nghiệm như vậy tại Việt Nam là rất cần thiết, đặc biệt khi ta có nhà máy điện hạt nhân vì khi đó, các hoạt động thanh sát của IAEA sẽ tăng lên. Phòng thí nghiệm thanh sát của Việt Nam không những sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho hoạt động thanh sát trong nước của ta mà còn giúp kiểm tra, giám sát hoạt động thanh sát của IAEA và đồng thời là cơ sở đào tạo cho các cán bộ về bảo vệ thực thể cũng như các thanh sát viên của Việt Nam trong tương lai. 24 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO PHÂN TÍCH AN TOÀN DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬNTRONG NƢA ĐÂU NĂM 2014 Vương Hữu Tấn, Lê Chí Dũng, Nguyễn An Trung Cục ATBXHN Đã gần 5 năm kể từ ngày Quốc ...

Tài liệu được xem nhiều: