Danh mục

Công tác đào tạo ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội theo tinh thần của giáo dục khai phóng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 280.02 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện nay, mục đích của giáo dục đại học là trang bị cho sinh viên những kĩ năng chuyên môn nhằm đảm bảo giúp họ có một công việc cụ thể và ổn định. Bài viết sau đây trình bày một vài đề xuất những thay đổi trong đào tạo theo tinh thần của giáo dục khai phóng để đáp ứng yêu cầu nhân lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác đào tạo ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội theo tinh thần của giáo dục khai phóngTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 27 CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THEO TINH THẦN CỦA GIÁO DỤC KHAI PHÓNG Phạm Văn Hoan Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Hiện nay, mục đích của giáo dục đại học là trang bị cho sinh viên những kĩ năng chuyên môn nhằm đảm bảo giúp họ có một công việc cụ thể và ổn định. Học nghề gì làm nghề đó đã trở thành quan niệm cố hữu, nhưng sắp tới điều này sẽ phải thay đổi. Trong thực tế, những kiến thức được học trong giáo trình ở nhà trường đã ít nhiều lạc hậu so với thực tế, trong khi xã hội vẫn tiếp tục phát triển. Vì vậy, việc có một nền kiến thức, kĩ năng rộng và năng lực tư duy, năng lực diễn đạt,... thì sẽ giúp sinh viên thành công hơn trong cuộc đời. Bài viết sau đây trình bày một vài đề xuất những thay đổi trong đào tạo theo tinh thần của giáo dục khai phóng để đáp ứng yêu cầu nhân lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khóa: Giáo dục khai phóng; đổi mới đào tạo; đáp ứng sự thay đổi. Nhận bài ngày 12.5.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.6.2020 Liên hệ tác giả: Phạm Văn Hoan; Email: pvhoan@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Giáo dục khai phóng (Liberal Education, Liberal Arts Education) là một triết lí giáodục cung cấp cho các cá nhân một nền tảng kiến thức rộng và những kĩ năng có thể chuyểnđổi được, và một cảm nhận mạnh mẽ về các giá trị, đạo đức, và sự tham gia vào đời sốngcông dân” [1]. Giáo dục khai phóng là một xu hướng/cách tiếp cận đào tạo đã được triểnkhai nhiều năm ở các nước phương Tây và nó đã cho thấy những ưu điểm của nó. Tuynhiên, xu thế giáo dục này hiện mới được áp dụng ở một số rất ít trường đại học ở ViệtNam do những quan điểm khác nhau về nội dung và phương thức đào tạo cũng như nhữngyêu cầu cao về điều kiện để triển khai.2. NỘI DUNG2.1. Khái niệm “Giáo dục khai phóng cho thế kỉ XXI, theo định nghĩa của Hiệp hội cảc Đại học vàCao đẳng Hoa Kì, là “(một cách tiếp cận) một lối học làm cho các cá nhân có năng lựcmạnh mẽ và chuẩn bị để họ có thể xử lí được tính phức tạp, đa dạng và thay đổi của cuộc28 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIsống. Nó cung cấp cho sinh viên tri thức rộng của thế giới rộng hơn (chẳng hạn khoa học,văn hóa và xã hội) cũng như sự nghiên cứu chiều sâu trong một lĩnh vực đặc biệt mà họquan tâm.” [6]. Giáo dục khai phóng là một cách tiếp cận học tập, trao quyền cho cá nhânvà chuẩn bị cho họ đối phó với sự phức tạp, đa dạng và thay đổi. Ngoài kiến thức chuyênsâu theo ngành học, sinh viên còn phải có một nền tảng kiến thức rộng lớn về khoa học,văn hóa, xã hội. Giáo dục khai phóng giúp phát triển trách nhiệm cá nhân. Nó giúp cho cánhân có thể thích nghi với sự thay đổi của xã hội trong tương lai. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và giáo dục khai phóng có quan hệ mật thiết. Việcđào tạo nguồn nhân lực 4.0 đòi hỏi sự đáp ứng một môi trường luôn thay đổi, không xácđịnh và phức tạp. Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải có một nền giáo dục đào tạonguồn nhân lực có tầm nhìn rộng, khả năng sáng tạo phong phú, nền tảng kiến thức liênngành và khả năng thích ứng với thay đổi – điều này hoàn toàn trùng với tư tưởng của giáodục khai phóng. Tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tổ chức tại Davos năm 2016, Chủtịch Diễn đàn WEF, ông Klaus Schwab đã phác họa chân dung của CEO 4.0. Họ là nhữngCEO của các công ti được tổ chức “đơn giản”, “trẻ”, “nhanh” và biết ứng dụng các “côngnghệ mới”. Giáo dục khai phóng sẽ tạo ra những con người của/cho nền công nghiệp 4.0.2.2. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội với xu hướng Giáo dục khai phóng2.2.1. Chương trình đào tạo đại học phải đủ rộng, đủ sâu dựa trên nhu cầu xã hội đểsinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng Để trả lời câu hỏi “dạy cái gì” cho sinh viên, việc xây dựng một chương trình đào tạo(CTĐT) phải căn cứ vào nhu cầu thực tế của nguồn nhân lực của Việt Nam. Theo đánhgiá của Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương (2018) “lao động của Việt Nam vẫnhạn chế trong việc sở hữu các kĩ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm,kĩ năng công nghệ thông tin và khả năng sáng tạo” [5]. Tỉ phú Jack Ma, chủ Tập đoànAlibaba nhận định: Tới năm 2030, các công ti 30-30-30 sẽ chi phối nền kinh tế. Có nghĩalà tới năm 2030, tương lai sẽ thuộc về các công ti của những CEO dưới 30 tuổi, cókhoảng 30 nhân viên, sở hữu công nghệ và phương thức kinh doanh mới [3]. Như vậy,công nghệ thông tin là một yêu cầu bắt buộc đối với nhân lực trình độ đại học. Ngoài ra,một thực tế nữa cho thấy, lao động của Việt Nam vẫn hạn chế trong việc sở hữu các kĩnăng mềm, trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm, kĩ năn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: