Danh mục

Công tác tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo tại xã Tân Hòa, Lai Vung, Đồng Tháp, năm 2016

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 469.35 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết hệ thống để mô tả về công tác xóa đói giảm nghèo được tổ chức thực hiện tại Xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, Đồng Tháp. Thông qua mô tả công tác thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo giúp cho người dân có cái nhìn rõ hơn về ý nghĩa chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước trong hỗ trợ người dân được đảm bảo an toàn trong cuộc sống, có điều kiện vượt qua hoàn cảnh nghèo khó, bất hạnh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo tại xã Tân Hòa, Lai Vung, Đồng Tháp, năm 2016 TÁC TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO TẠI XÃ TÂN HÒA, LAI VUNG, ĐỒNG THÁP, NĂM 2016 SV. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh- SV.Tạ Linh Kha Lớp: ĐHCTXH15A GVHD: ThS. Đỗ Thị Thảo Tóm tắt: Nghiên cứu này vận dụng lý thuyết hệ thống để mô tả về công tác xóa đói giảm nghèo được tổ chức thực hiện tại Xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, Đồng Tháp. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp phương pháp thảo luận nhóm với các cán bộ thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Thông qua mô tả công tác thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo giúp cho người dân có cái nhìn rõ hơn về ý nghĩa chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước trong hỗ trợ người dân được đảm bảo an toàn trong cuộc sống, có điều kiện vượt qua hoàn cảnh nghèo khó, bất hạnh. Từ khóa: Nghèo, chính sách giảm nghèo. 1. Giới thiệu Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”. Đói nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Người nghèo thường không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như việc làm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thông tin, v.v…và điều đó khiến cho họ ít có cơ hội thoát nghèo. Do vậy, mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực cho người nghèo là phương thức tốt nhất để giảm nghèo bền vững. Đảng và nhà nước ta rất chú trọng quan tâm đến đời sống của người dân: Làm cho dân giàu, nước mạnh. Do đó, Đảng đã ban hành rất nhiều chủ trương, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để giải quyết tốt nguyên nhân, 62 thực trạng và hệ quả của vấn đề nghèo đói. Những chủ trương của Đảng, văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước được ban hành và đang có hiệu lực thi hành trong giai đoạn hiện nay có thể kể đến như: Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị TƢ lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 đã đề ra nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc ít người, bảo đảm mức về thu nhập và một số dịch vụ xã hội cơ bản như khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, nước sạch, thông tin, truyền thông. Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết số 76/2014/QH13 về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó nêu rõ: xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản; Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội đã xác định rõ nhiệm vụ xây dựng, nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể về đổi mới phương pháp tiếp cận nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều. Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.” vào ngày 15/9/2015.Chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam được xây dựng theo hướng: sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đó, tiêu chí đo lường nghèo được xây dựng dựa trên cơ sở: - Các tiêu chí về thu nhập, bao gồm chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập, chuẩn nghèo về thu nhập, chuẩn mức sống trung bình về thu nhập. - Mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Đây chính là các cơ sở pháp lý cho các cơ quan, ban ngành trong hệ thống chính trị triển khai, tổ chức thực thi chính sách giảm nghèo, đáp ứng quyền lợi thậ sự cho người nghèo trong tổng thể quốc gia. 63 2. Tổng quan về xã Tân Hòa Xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp là đơn vị hành chính cấp cơ sở trong hệ thống bộ máy Nhà nước. Xã Tân Hòa là cấp cơ sở, cấp tổ chức thực thi chính sách trong hệ thống quản lí nhà nước. Với sự cụ thể hóa việc thực hiện chính sách giảm nghèo của Huyện Lai Vung, Xã Tân Hòa thực hiện chính sách giảm nghèo theo các văn bản pháp lý như sau: - Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: