Công tác xã hội đối với nhóm phụ nữ làm nghề giúp việc bị bạo lực tại Hà Nội
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 173.95 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Công tác xã hội đối với nhóm phụ nữ làm nghề giúp việc bị bạo lực tại Hà Nội tập trung làm rõ lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam; bạo lực đối với phụ nữ làm nghề giúp việc; tính dễ tổn thương của người làm nghề giúp việc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác xã hội đối với nhóm phụ nữ làm nghề giúp việc bị bạo lực tại Hà Nội K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NHÓM PHỤ NỮ LÀM NGHỀ GIÚP VIỆC BỊ BẠO LỰC TẠI HÀ NỘI Ths. Nguyễn Thị Kim Dung Bộ môn Công tác xã hội, Đại học Thăng Long Email: nguyenkimdung101284@gmail.com Tóm tắt: Năm 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Sự phát triển của kinh tế dẫn đến những thay đổi lớn mạnh của xã hội, một trong những chứng của thay đổi xã hội đó là làn song di cư từ nông thôn ra thành thị. Người dân di cư từ nông thôn ra thành thị làm đủ các nghề khác nhau để kiểm sống, trong đó có một số lượng lớn phụ nữ di cư làm nghề giúp việc gia đình. Nghề giúp việc gia đình, thực chất đã có từ rất lâu trong xã hội Việt Nam, tuy nhiên những năm gần đây, giúp việc gia đình đang ngày trở thành nhu cầu cần thiết đối với rất nhiều gia đình ở thành thị. Giúp việc gia đình tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội, tuy nhiên nghề này vẫn chưa thực sự được coi trọng và một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đó là vấn đề bạo lực đối với phụ nữ làm nghề giúp việc vẫn chưa được quan tâm kịp thời. Bài viết này, vì thế tập trung vào vấn đề bạo lực đối với phụ nữ di cư làm nghề giúp việc và vai trò của công tác xã hội với vấn đề này. Từ khóa: di cư, bạo lực, phụ nữ, giúp việc gia đình, vai trò của công tác xã hội. Sau 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Sự kiện mở cửa năm 1986 đã tạo ra môt bước ngoặt lớn trong sự phát triển của đất nước nói chung và các tỉnh thành nói riêng của cả nước. Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế, sự phát triển ổn định xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân đã được nâng cao hơn nâng cao và có nhiều thay đổi. Một trong những bằng chứng của sự thay đổi phát triển này là làn sóng di cư trong nước, đặc biệt là di cư từ nông thôn ra thành thị, trong đó số lượng người di cư nhiều nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Hồ Chí Minh (Đào Bích Hà,2011). Trong khi nhiều vùng nông thôn đang dư thừa lao động, thì khu vực thành thị lại rất cần nguồn lao động này. 88% số phụ nữ di cư cho rằng việc dễ tìm việc làm tại nơi đến là một trong những lực hút để họ di cư (Action Aid 2010). Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trong số những người di cư từ nông thôn ra thành thị, tỉ lệ phụ nữ chiếm cao hơn nam giới. Người di cư từ nông thôn ra thành thị làm đủ các ngành nghề khác nhau, chủ yếu là lao động chân tay đểtăng thu nhập cho gia đình như bán hàng rong, phụ hồ, nhặt ve chai, công nhân…..Trong số đó giúp việc gia đình là một lựa chọn của rất nhiều phụ nữ là người di cư từ nông thôn ra thành thị.Có thể thấy, lao động di cư nói chung và giúp việc gia đình đã tạo ra giá trị kinh tế và đóng góp cho sự phát triển xã hội tuy nhiên người di cư cũng gặp rất nhiều khó khăn thử thách tại nơi họ làm việc, trong đó có hiện tượng bị bạo lực trên cơ sở giới do tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, đáng tiếc rằng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ làm nghề giúp việc vẫn chưa thực sự nhận được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt từ góc độ công tác xã hội.Bài viết này vì thế sẽ tập trung vào vấn đề lao động nữ di cư bị bạo lực trên cơ sở giới, trong đó tập trung vào những người di cư làm nghề giúp việc gia đình dưới góc nhìn của công tác xã hội. Bài viết sử dụng và phân tích tài liệu thứ cấp qua các báo cáo và nghiên cứu. Trước khi bàn về vấn đề sự cần thiết của công tác xã hội đối với phụ nữ làm nghề giúp việc bị bạo lực, bài viết trình bày tóm tắt một vài vấn đề liên quan đến tình hình giúp việc gia đình ở Việt Nam, sau đó là vấn đề về tình hình bạo lực đối với phụ nữ làm nghề giúp việc, tiếp theo sẽ làphần phân tích về tính dễ tổn thương của phụ nữ làm nghề giúp việc. Trư ng Đ i h c Thăng Long 245 K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II Lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam Liên quan đến định nghĩa về người làm nghề giúp việc gia đình, theo Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động 2012 của Việt Nam nêu rõ “lao động là ngườigiúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đìnhcủa một hoặc nhiều hộ gia đình”. Điều 1(a) Công ước số 189 của ILO cũng nêu rõ giúp việc gia đìnhnghĩa là công việc được thực hiện trong hoặc cho một hộ gia đình hoặc các hộgia đình. Có thể thấy, nghề giúp việc gia đình ở Việt Nam không phải đến những năm gần đây mới phổ biến, mà thực tế giúp việc gia đình đã có từ rất lâu, trước những năm 1945. Thời đó những người giúp việc gia đình thường được gọi là con Sen, thằng Mới. Họ bị xã hội coi thường và bị đối xử phân biệt ví dụ như họ sẽ không được ăn cùng mâm, quần áo mặc lại đồ thừa từ gia chủ (2010, GFCD). Gia chủ của họ thường là những người rất giàu có và có địa vị nhất định trong xã hội. Nhưng những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, chất lượng đời sống ngày càng được nâng cao, cùng với áp lực công việc, rất nhiều gia đình ở thành phố đã có nhu cầu cần người giúp việc trong nhà. Theo Trung tâm Dự báo ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác xã hội đối với nhóm phụ nữ làm nghề giúp việc bị bạo lực tại Hà Nội K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NHÓM PHỤ NỮ LÀM NGHỀ GIÚP VIỆC BỊ BẠO LỰC TẠI HÀ NỘI Ths. Nguyễn Thị Kim Dung Bộ môn Công tác xã hội, Đại học Thăng Long Email: nguyenkimdung101284@gmail.com Tóm tắt: Năm 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Sự phát triển của kinh tế dẫn đến những thay đổi lớn mạnh của xã hội, một trong những chứng của thay đổi xã hội đó là làn song di cư từ nông thôn ra thành thị. Người dân di cư từ nông thôn ra thành thị làm đủ các nghề khác nhau để kiểm sống, trong đó có một số lượng lớn phụ nữ di cư làm nghề giúp việc gia đình. Nghề giúp việc gia đình, thực chất đã có từ rất lâu trong xã hội Việt Nam, tuy nhiên những năm gần đây, giúp việc gia đình đang ngày trở thành nhu cầu cần thiết đối với rất nhiều gia đình ở thành thị. Giúp việc gia đình tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội, tuy nhiên nghề này vẫn chưa thực sự được coi trọng và một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đó là vấn đề bạo lực đối với phụ nữ làm nghề giúp việc vẫn chưa được quan tâm kịp thời. Bài viết này, vì thế tập trung vào vấn đề bạo lực đối với phụ nữ di cư làm nghề giúp việc và vai trò của công tác xã hội với vấn đề này. Từ khóa: di cư, bạo lực, phụ nữ, giúp việc gia đình, vai trò của công tác xã hội. Sau 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Sự kiện mở cửa năm 1986 đã tạo ra môt bước ngoặt lớn trong sự phát triển của đất nước nói chung và các tỉnh thành nói riêng của cả nước. Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế, sự phát triển ổn định xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân đã được nâng cao hơn nâng cao và có nhiều thay đổi. Một trong những bằng chứng của sự thay đổi phát triển này là làn sóng di cư trong nước, đặc biệt là di cư từ nông thôn ra thành thị, trong đó số lượng người di cư nhiều nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Hồ Chí Minh (Đào Bích Hà,2011). Trong khi nhiều vùng nông thôn đang dư thừa lao động, thì khu vực thành thị lại rất cần nguồn lao động này. 88% số phụ nữ di cư cho rằng việc dễ tìm việc làm tại nơi đến là một trong những lực hút để họ di cư (Action Aid 2010). Theo kết quả nghiên cứu cho thấy trong số những người di cư từ nông thôn ra thành thị, tỉ lệ phụ nữ chiếm cao hơn nam giới. Người di cư từ nông thôn ra thành thị làm đủ các ngành nghề khác nhau, chủ yếu là lao động chân tay đểtăng thu nhập cho gia đình như bán hàng rong, phụ hồ, nhặt ve chai, công nhân…..Trong số đó giúp việc gia đình là một lựa chọn của rất nhiều phụ nữ là người di cư từ nông thôn ra thành thị.Có thể thấy, lao động di cư nói chung và giúp việc gia đình đã tạo ra giá trị kinh tế và đóng góp cho sự phát triển xã hội tuy nhiên người di cư cũng gặp rất nhiều khó khăn thử thách tại nơi họ làm việc, trong đó có hiện tượng bị bạo lực trên cơ sở giới do tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, đáng tiếc rằng vấn đề bạo lực đối với phụ nữ làm nghề giúp việc vẫn chưa thực sự nhận được quan tâm nghiên cứu, đặc biệt từ góc độ công tác xã hội.Bài viết này vì thế sẽ tập trung vào vấn đề lao động nữ di cư bị bạo lực trên cơ sở giới, trong đó tập trung vào những người di cư làm nghề giúp việc gia đình dưới góc nhìn của công tác xã hội. Bài viết sử dụng và phân tích tài liệu thứ cấp qua các báo cáo và nghiên cứu. Trước khi bàn về vấn đề sự cần thiết của công tác xã hội đối với phụ nữ làm nghề giúp việc bị bạo lực, bài viết trình bày tóm tắt một vài vấn đề liên quan đến tình hình giúp việc gia đình ở Việt Nam, sau đó là vấn đề về tình hình bạo lực đối với phụ nữ làm nghề giúp việc, tiếp theo sẽ làphần phân tích về tính dễ tổn thương của phụ nữ làm nghề giúp việc. Trư ng Đ i h c Thăng Long 245 K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II Lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam Liên quan đến định nghĩa về người làm nghề giúp việc gia đình, theo Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động 2012 của Việt Nam nêu rõ “lao động là ngườigiúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đìnhcủa một hoặc nhiều hộ gia đình”. Điều 1(a) Công ước số 189 của ILO cũng nêu rõ giúp việc gia đìnhnghĩa là công việc được thực hiện trong hoặc cho một hộ gia đình hoặc các hộgia đình. Có thể thấy, nghề giúp việc gia đình ở Việt Nam không phải đến những năm gần đây mới phổ biến, mà thực tế giúp việc gia đình đã có từ rất lâu, trước những năm 1945. Thời đó những người giúp việc gia đình thường được gọi là con Sen, thằng Mới. Họ bị xã hội coi thường và bị đối xử phân biệt ví dụ như họ sẽ không được ăn cùng mâm, quần áo mặc lại đồ thừa từ gia chủ (2010, GFCD). Gia chủ của họ thường là những người rất giàu có và có địa vị nhất định trong xã hội. Nhưng những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, chất lượng đời sống ngày càng được nâng cao, cùng với áp lực công việc, rất nhiều gia đình ở thành phố đã có nhu cầu cần người giúp việc trong nhà. Theo Trung tâm Dự báo ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công tác xã hội Công tác xã hội với phụ nữ Phụ nữ làm nghề giúp việc Phụ nữ bị bạo lực Bạo lực ở Việt Nam Tính dễ bị tổn thương của phụ nữGợi ý tài liệu liên quan:
-
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
18 trang 202 0 0 -
58 trang 192 0 0
-
17 trang 138 0 0
-
Giáo trình Quản trị ngành công tác xã hội: Phần 1 - Trịnh Thị Trinh
194 trang 105 1 0 -
Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội: Phần 2 - Trường ĐH Sư phạm
104 trang 102 0 0 -
3 trang 64 1 0
-
7 trang 61 0 0
-
1 trang 51 0 0
-
Thuyết phân tâm học và vận dụng vào hoạt động công tác xã hội với trẻ em
8 trang 47 0 0 -
Thông tư số 61/2012/TT-BCA-C41
17 trang 46 0 0