Danh mục

Công tác xã hội trong tổ chức phi chính phủ quốc tế

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 124.28 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Công tác xã hội trong tổ chức phi chính phủ quốc tế nêu lên bối cảnh chung; vai trò của cán bộ xã hội trong các tổ chức phi chính phủ; những thách thức trong việc nâng cao vai trò của cán bộ xã hội trong các tổ chức phi chính phủ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác xã hội trong tổ chức phi chính phủ quốc tế Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ QUỐC TẾ ThS. Trần Ban Hùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em tại Việt Nam Bối cảnh chung Ngành công tác xã hội trên thế giới đã được biết đến về sự phát triển của mình từ đầu thế kỷ 20 để giải quyết những vấn đề của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa của các nước phương tây. Tuy nhiên, ngành CTXH đã bắt đầu từ sớm hơn trong lịch sử. Hoạt động CTXH có mầm mống từ rất sớm trong xã hội loài người; khi đó mới mang tính tự phát... Cùng với sự phát triển của tôn giáo, hoạt động CTXH cũng thay đổi, nhằm các mục đích từ thiện, nhân đạo...; xuất hiện các trại tế bần, các nhà thương làm phúc... Đến giai đoạn cách mạng công nghiệp, hoạt động CTXH trở nên rất cần thiết và đã có sự tổ chức khá chặt chẽ. Những người lao động và những người nghèo đã tập hợp nhau lại dưới các hình thức phường hội để giúp đỡ nhau trong cuộc sống... Song song với các hoạt động cứu tế của nhà thờ Thiên Chúa giáo và các tổ chức tôn giáo khác, các hoạt động cứu trợ từ thiện, nhân đạo của cá nhân và các tổ chức xã hội cũng phát triển nhanh. Gần đây, các hoạt động CTXH đã có sự tham gia chặt chẽ của các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hoạt động CTXH chuyên nghiệp. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đã đưa CTXH vào nội dung của bảo đảm xã hội . Sau khoảng 100 năm pháit triển, ngành công tác xã hội hiện tại đóng vai trò không thể thay thế trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội của các nước phát triển. Vị thế của các cán bộ xã hội trong các xã hội phát triển là hết sức quan trong trong đó tiếng nói của cán bộ xã hội có thể thay đổi hẳn cuộc sống của các đối tượng mà họ giúp đỡ. Cán bộ xã hội có mặt trong hầu hết các lĩnh vực trong đời sống của người dân từ giáo dục, y tế đến tư pháp hành pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho các công dân. Tại Việt Nam, ngành Công tác xã hội được phát triển từ cuối thập kỷ 40 khởi xướng từ những cán bộ xã hội người Pháp trong tổ chức Chữ Thập đỏ và quân đội Pháp. Năm 1947, khóa học đầu tiên đào tạo cán sự xã hội được Hội Chữ thập đỏ Pháp tổ chức tại Trung tâm Thevenet và trung tâm này đã hoạt động đến 1975 tại miền Đại học Đồng Tháp 12 Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi Nam. Sau khi đất nước thống nhất, ngành công tác xã hội bị mai một do chưa được thực sự quan tâm. Những người được đào tạo về công tác xã hội tham gia vào hoạt động trong các tổ chức đoàn thể, một số ít tham gia làm việc trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động tại Việt Nam. Vào đầu những năm 90, Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển tại Việt Nam đã bắt đầu khởi xướng việc phát triển công tác xã hội thông qua việc nghiên cứu về nguồn nhân lực trong CTXH, biên soạn tài liệu về công tác xã hội, cấp học bổng trong và ngoài nước cho những người làm việc trong lĩnh vực này và vận động chính phủ trong việc xây dựng mã đào tạo ngành CTXH Vai trò của cán bộ xã hội trong các tổ chức phi chính phủ Vai trò của cán bộ xã hội trong các tổ chức phi chínih phủ là hết sức quan trọng vì mục đích của các tổ chức phi chính phủ thông thường nhằm đẩy mạnh các mục tiêu chính trị và/hay xã hội như bảo vệ môi trường thiên nhiên, khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người, cải thiện mức phúc lợi cho những người bị thiệt thòi, hoặc đại diện cho một nghị trình đoàn thể. Có rất nhiều tổ chức như vậy và mục tiêu của chúng bao trùm nhiều khía cạnh chính trị, xã hội, triết lý và nhân văn. Trong khi đó vai trò của công tác xã hội là thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề. Sứ mệnh của của Công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: những rào cản trong xã hội, sự bất công, sự bất bình đẳng. Vì vậy, vai trò quan trọng của cán bộ xã hội trong các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là trong các tổ chức phi chính phủ quốc tế là khộng thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong thực tế thì các cán bộ xã hội đã đóng vai trò như thế nào trong các tổ chức phi chính phủ? Từ năm 2004, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành mã đào tạo ngành công tác xã hội trong hệ thống giáo dục ĐH, CĐ và Trung học chuyên nghiệp. Hiện đã có hơn 30 trường ĐH, CĐ tham gia đào tạo ngành công tác xã hội. Ước tính hàng năm có ít nhất 1.200 người tốt nghiệp đại học và cao đẳng ngành công tác xã hội và hàng trăm người tốt Đại học Đồng Tháp 13 Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi nghiệp trung cấp ngành công tác xã hội”. Câu hỏi đặt ra là số sinh viên tốt nghiệp này ra trường đi về đâu, họ sẽ làm gì cho phù hợp với chuyên ngành được đào tạo? Theo tiến sĩ ...

Tài liệu được xem nhiều: