Công trình số 26 Lê Lợi, thành phố Huế được xây dựng vào giai đoạn đầu những năm 1900. Trải qua nhiều biến đổi, cải tạo, công trình cơ bản giữ nguyên phong cách kiến trúc nguyên bản của mình. Kiến trúc công trình mang phong cách địa phương Pháp với hình thức đối xứng, đăng đối ở mặt đứng. Nghiên cứu này tập trung vào thực trạng kiến trúc công trình tọa lạc số 26 Lê Lợi và đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công trình Pháp thuộc số 26 Lê Lợi: Thực trạng kiến trúc và giải pháp bảo tồnTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 1 (2024) CÔNG TRÌNH PHÁP THUỘC SỐ 26 LÊ LỢI: THỰC TRẠNG KIẾN TRÚC VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN Nguyễn Ngọc Tùng1*, Lê Nghi Minh Hiếu2, Nguyễn Phong Cảnh1, Trần Thị Thùy Hương3 1 Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế 3 Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế *Email: kts.nguyentung@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 27/11/2023; ngày hoàn thành phản biện: 27/12/2023; ngày duyệt đăng: 24/6/2024 TÓM TẮT Công trình số 26 Lê Lợi, thành phố Huế được xây dựng vào giai đoạn đầu những năm 1900. Trải qua nhiều biến đổi, cải tạo, công trình cơ bản giữ nguyên phong cách kiến trúc nguyên bản của mình. Kiến trúc công trình mang phong cách địa phương Pháp với hình thức đối xứng, đăng đối ở mặt đứng. Hình khối theo nguyên tắc cân bằng với khối đế đặc. Khối tầng 2 xẻ rãnh theo phân vị ngang. Hệ thống cửa 2 lớp. Công trình số 26 Lê Lợi có giá trị kiến trúc tương đối cao qua khảo sát các chuyên gia với 8 tiêu chí đánh giá, đó là: lịch sử; niên đại; văn hóa; xã hội; nghệ thuật; công nghệ và điều kiện xây dựng; khuôn viên công trình; và ngoài khuôn viên công trình. Để bảo tồn và phát huy giá trị, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp cụ thể cho công trình này trong tương lai. Từ khóa: Kiến trúc địa phương Pháp, Kiến trúc Pháp thuộc, Công trình 26 Lê Lợi.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau biến cố “thất thủ kinh đô” năm 1884, người Pháp đã đặt ách thống trị trênkhắp nước Việt Nam. Để phục vụ cho các mục đích và hoạt động của mình tại ViệtNam, người Pháp đã cho xây dựng khác nhiều công trình trong thời kỳ đô hộ. Cáccông trình kiến trúc giai đoạn này đa dạng và nhiều thể loại như kiến trúc công cộng,trụ sở, nhà ở thuộc địa va một số dạng khác. Phong cách kiến trúc giai đoạn này có thểchia làm 5 phong cách chính, đó là kiến trúc tiền thuộc địa; kiến trúc Tân cổ điển; kiếntrúc địa phương Pháp; kiến trúc Art Deco; và kiến trúc Đông Dương ([1] và [2]). Ngoàira, một số công trình giai đoạn này có thể có phong cách kiến trúc khác như kiến trúcPháp - Hoa, Hoa - Ấn, và kiến trúc Neo - Gothic [6]. 111Công trình Pháp thuộc số 26 Lê Lợi: thực trạng kiến trúc và giải pháp bảo tồn Huế là một trong những tỉnh, thành phố ở Việt Nam còn khá nhiều các côngtrình kiến trúc Pháp thuộc. Tuy nhiên, các công trình này đang dần biến mất hoặc bịbiến dạng, cải tạo bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong 3 năm trở lại đây, ít nhất 5công trình Pháp thuộc đã bị phá hủy tại thành phố Huế1. Bên cạnh đó, một số côngtrình Pháp thuộc đang trong tình trạng không sử dụng, để trống hoặc chờ quyết địnhcủa chính quyền để xác định “số phận” của mình như công trình Công ty An Tân Phú(số 148 Bùi Thị Xuân), công trình Trung tâm tư vấn công nghiệp và tiết kiệm nănglượng (số 51 Hàm Nghi), công trình tọa lạc tại số 3 Đống Đa, công trình Trụ sở cũ Liênhiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tại số 26 Lê Lợi… Phạm vi nghiên cứu này tập trungvào thực trạng kiến trúc công trình tọa lạc số 26 Lê Lợi và đề xuất một số giải pháp bảotồn và phát huy giá trị.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhóm tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp bằng cách tiếnhành thu thập những các bài báo, tạp chí, văn bản, bản vẽ,… liên quan đến kiến trúcPháp thuộc tại Huế và nguồn gốc, lịch sử, công năng sử dụng, biến đổi của công trìnhkhảo sát. Phương pháp này giúp cung cấp thông tin tổng quan kiến trúc Pháp thuộc tạithành phố Huế và công trình 26 Lê Lợi. Phương pháp khảo sát đo vẽ thực địa được sử dụng để có hồ sơ kiến trúc hiệntrạng của công trình. Hồ sơ bản vẽ là nguồn tài liệu quan trọng để tổng hợp, phân tíchkiến trúc công trình. Bên cạnh đó, 8 chuyên gia là nhà văn hóa, nghiên cứu Huế và kiếntrúc sư được phỏng vấn nhằm đánh giá giá trị của công trình. Từ đó, có cơ sở để đềxuất một số giải pháp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị công trình số 26 Lê Lợi này.3. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI Công trình nằm tại vị trí số 26 Lê Lợi, đoạn giữa cầu Tràng Tiền và cầu PhúXuân. Mặt chính công trình xoay ra đường Lê Lợi và sông Hương. Phía Tây Nam giápvới đường Phạm Hồng Thái (hình 1). Qua khảo sát phỏng vấn các nhà văn hóa, nghiên cứu Huế về lịch sử và nguồngốc công trình, hầu hết thông tin xác thực vẫn chưa rõ ràng. Không ảnh năm 1920 chothấy công trình cũng đã xuất hiện (vị trí khoanh tròn ở hình 1). Qua phỏng vấn các cán1Những công trình bị phá hủy trong 3 năm gần đây như dãy phòng học và hội trường củaTrường THPT Nguyễn Trường Tộ (xây dãy phòng học mới năm 2022), Trụ sở Hội cựu chiếnbinh thành phố Huế ở 16 Hà Nội (dự án mở rộng đường Hà Nội năm 2021), Xí nghiệp xây lắp 4Thừa Thiên Huế ở 42 Phan Chu Trinh (năm 2023), Công ty taxi Mai Linh ở 177 Phan ĐìnhPhùng (cải tạo mới thành nhà hàng năm 2023) và Cafe Garden ở đường Hà Nội (năm 2023). 112TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 1 (2024)bộ đang làm việc tại công trình này vào năm 2021 (khi đó đang là trụ sở Liên hiệp cácHội văn học nghệ thuật), nhiều người nhớ lại cơ quan từng nhận giấy báo từ Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch về việc hết hạn bảo hiểm của công trình khoảng năm 2000(Giấy báo được gửi từ nướ ...