Danh mục

Công ty Mẹ và Con

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.97 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mô hình công ty mẹ con đang trở nên phổ biến ở Việt Nam, cả ở doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân. Luật sư Nguyễn Ngọc Bích sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mô hình này. Công ty mẹ con là từ ngữ của chúng ta để chỉ mối quan hệ giữa những công ty nắm vốn của nhau, thí dụ công ty A nắm một số phần trăm vốn của công ty B. Tìm lai lịch của sự xuất hiện công ty mẹ con ở các nước phát triển ta sẽ thấy nguyên do kinh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công ty Mẹ và Con Công ty Mẹ - Con Mô hình công ty mẹ con đang trở nên phổ biến ở Việt Nam, cả ở doanhnghiệp nhà nước lẫn tư nhân. Luật sư Nguyễn Ngọc Bích sẽ giúp chúng ta hiểu rõhơn về mô hình này. Công ty mẹ con là từ ngữ của chúng ta để chỉ mối quan hệ giữa những côngty nắm vốn của nhau, thí dụ công ty A nắm một số phần trăm vốn của công ty B.Tìm lai lịch của sự xuất hiện công ty mẹ con ở các nước phát triển ta sẽ thấynguyên do kinh tế là nền tảng. Còn ở Việt Nam thì sao? Công ty mẹ con ở ta Định chế công ty tư nhân của ta mới tồn tại gần 20 năm. Thoạt đầu, cáccông ty do các chủ gia đình nắm giữ trong bối cảnh cầu cao hơn cung của nền kinhtế. Các ông chủ mở công ty theo kiểu cần đến đâu mở đến đó. Không mẹ con lằngnhằng. Cũng có thể công ty khi ăn nên làm ra thì chỉ mở những ngành khác nhautrong nội bộ với chế độ hạch toán báo sổ. Chẳng cần mẹ con. Các công ty pháttriển theo hai cách này đều gặp hai trở ngại chung và lớn là quản trị và nhân sự. Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã tồn tại trên 50 năm. Vốn của chúng domột ông chủ duy nhất nắm. Nhà nước nắm vốn thì mở công ty tùy ý. Khác với tưnhân, DNNN phải đối phó với vấn đề hiệu quả kinh doanh - một hậu quả trầmtrọng hơn của quản trị và nhân sự. Để giải quyết, Nhà nước với quyền lực củamình đã thiết lập các tổng công ty 90 và 91. Bất kể đến lai lịch hình thành củamình và của thế giới ra sao, Nhà nước nói là “xây dựng các tập đoàn” để có “quảđấm mạnh”. Vì các căn bệnh bẩm sinh của nó là quản trị và nhân sự không hềđược chữa nên các tổng công ty không thành công về mặt kinh doanh. Để vượtqua thất bại đó và trước áp lực hội nhập, Nhà nước bèn chuyển các tổng công tythành công ty mẹ con. Trước biến chuyển của DNNN, các công ty tư nhân cũng làm theo. Công tynào có mặt ở nhiều địa phương thì sắp xếp lại thành mẹ với con; ai có nhiều ngànhtrong nội bộ sẽ tách ra thành con với mẹ. Ở đây có sự chuyển vốn để có thể đăngký. Trong quá trình chuyển đổi ấy, ta thấy các công ty tư nhân thực hiệnchuyển đổi mô hình là để giải quyết vấn đề quản trị, thông qua đó giải quyết vấnđề nhân sự; còn ở DNNN là để Nhà nước rút bớt vốn về và tăng hiệu quả kinhdoanh. Như vậy, công ty mẹ con của chúng ta không phát xuất trên một nền tảngkinh tế giống như ở các nước khác. Cơ cấu thẩm quyền giữa mẹ và con Để công ty mẹ con hoạt động có hiệu quả và đúng mục đích phải có haiđiều kiện (i) công ty mẹ bỏ vốn vào công ty con, và (ii) công ty mẹ đã phải đượcquản trị theo khoa học; nghĩa là nó đã có một nền nếp được ghi vào một hệ thốngvăn bản; việc quản trị dựa trên sự kiểm soát cách thực hiện các quy trình chứkhông phải dựa trên niềm tin vào những người nhất định. Không làm được việcsau thì dù con hát mẹ khen hay đến đâu cũng sẽ thất bại như đã từng thấy. Trướckhi đi sâu hơn nữa, xin được nêu lên hai nhận xét. Thứ nhất, trong nhiều doanh nghiệp, cả tư nhân lẫn DNNN, lãnh đạo vàphụ tá nhầm lẫn về bản chất pháp lý của công ty mẹ con. Vì chúng ta gọi “mẹ con”nên không ít người khi chuyển đổi mô hình thì đã coi công ty mẹ con theo ý nghĩamẹ con trong một gia đình. Xin nhắc lại, “mẹ con” là từ ngữ chúng ta gọi trongluật; ở nước ngoài từ ngữ chính thức là affiliated companies. Chúng là các phápnhân riêng rẽ, dính dấp với nhau về việc quản trị do việc pháp nhân này bỏ vốnvào pháp nhân kia. Về mặt luật pháp, “công ty mẹ con” không kiểm soát theo cáchbố mẹ vẫn kiểm soát con cái trong nhà. Chính xác hơn thì phải hiểu là bố mẹ kiểmsoát các “đứa con đã lập gia đình”. Kiểm soát “con cái đã có gia đình” thì khác xavới kiểm soát “đứa con độc thân”. Đấy là sự đổi thay cần thiết về mặt tâm lý khichúng ta chuyển đổi cơ cấu vật chất. Thứ hai, công ty mẹ kiểm soát công ty con nhiều hay ít là tùy theo (i) sốvốn bỏ vào trong đó và (ii) quyền biểu quyết trong hội đồng quản trị. Việc sau đòihỏi công ty mẹ phải cử một vài người thay mặt mình làm cổ đông để họ được bầuvào hội đồng quản trị và chiếm đa số biểu quyết ở đó; vì nơi này quyết định theosố thành viên tham dự. Hơn thế nữa, công ty con chịu trách nhiêm vô hạn chochính việc làm của nó; nó không thể cầu cứu công ty mẹ khi đứng trước ngườikhác hay tòa án; cho nên các quyết định của nó phải do nội bộ của nó đưa ra chứkhông phải từ công ty mẹ đi xuống; nó không thể nói với họ: “Mẹ em bảo làm!”.Tôi đã được đọc một vài bản điều lệ của công ty mẹ chuyển đổi, tư nhân lẫnDNNN, trong đó công ty mẹ ấn định thẩm quyền của nó đối với các công ty conluôn. Việc này phải sửa ngay; vì bản điều lệ của công ty mẹ không ràng buộc đượccác công ty con. Mẹ ràng con là qua cách kiểm soát đã nêu ở trên. Thậm chí, cócông ty ấn định người đại diện pháp luật của công ty mẹ đồng thời là đại diện luônở các công ty con. Đấy là ôm rơm cho rặm bụng vì vai trò của người đại diện pháplý của công ty chúng ta đã biết. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: