Danh mục

Công ước số 167 về an toàn sức khỏe trong xây dựng

Số trang: 30      Loại file: doc      Dung lượng: 174.00 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ trong kỳ họp thứ bảy mươi lăm, ngày mồng 1 tháng 6 năm 1988; Ghi nhận những quy định trong các Công ước và Khuyến nghị lao động quốc tế, đặc biệt là: Công ước và Khuyến nghị về an toàn (trong xây dựng), 1937; Khuyến nghị về sự phối hợp ngăn ngừa tai nạn (trong xây dựng), 1937; Công ước và Khuyến nghị về chống bức xạ, 1960; Công ước và Khuyến nghị về che chắn máy móc, 1963; Công ước và Khuyến nghị về trọng lượng tối đa,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công ước số 167 về an toàn sức khỏe trong xây dựng Công ước số 167 về an toàn sức khỏe trong xây dựng Hội nghị toàn thể của Tổ chức lao động quốc tế, Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ trong kỳ họp thứ bảy mươi lăm, ngày mồng 1 tháng 6 năm 1988; Ghi nhận những quy định trong các Công ước và Khuyến nghị lao động quốc tế, đặc biệt là: Công ước và Khuyến nghị về an toàn (trong xây dựng), 1937; Khuyến nghị về sự phối hợp ngăn ngừa tai nạn (trong xây dựng), 1937; Công ước và Khuyến nghị về chống bức xạ, 1960; Công ước và Khuyến nghị về che chắn máy móc, 1963; Công ước và Khuyến nghị về trọng lượng tối đa, 1967; Công ước và Khuyến nghị về bệnh ung thư nghề nghiệp, 1974; Công ước và Khuyến nghị về môi trường làm việc (sự ô nhiễm không khí, ồn và rung), 1977; Công ước và Khuyến nghị về an toàn lao động, sức khỏe và môi trường làm việc 1981; Công ước và Khuyến nghị về dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp, 1985; Công ước và Khuyến nghị về A-mi-ăng, 1986; và danh mục bệnh nghề nghiệp đă được sửa đổi năm 1980 đă ghi thêm Công ước về trợ cấp mất việc, 1964; Sau khi quyết định chấp thuận một số đề nghị về an toàn và sức khỏe trong xây dựng là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong chương trình nghị sự của kỳ hợp; Sau khi quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế, sửa đổi Công ước về an toàn (trong xây dựng), 1937, Thông qua, ngày 20 tháng 6 năm 1988, Công ước dưới đây, gọi là Công ước về an toàn và sức khỏe trong xây dựng, 1988. I. Phạm vi áp dụng và định nghĩa Điều 1. 1. Công ước này áp dụng đối với tất cả các hoạt động trong xây dựng như xây cất, công trình xây dựng, kể cả dựng lên và tháo dỡ, bao gồm cả cách thức tiến hành, việc điều hành hay vận chuyển tại một địa điểm xây dựng, từ lúc chuẩn bị địa điểm đến lúc hoàn thành dự án. 2. Mỗi Nước thành viên phê chuẩn Công ước này có thể, sau khi tham khảo ý kiến những tổ chức hữu quan đại diện tiêu biểu nhất của người sử dụng lao động và của người lao động miễn trừ việc áp dụng Công ước hoặc một số quy định của Công ước đối với những ngành hoạt động kinh tế hay những doanh nghiệp có tầm quan trọng đáng kể mà có những vấn đề đặc biệt với một tầm quan trọng đáng kể, với điều kiện phải giữ gìn được một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh. 3. Công ước này cũng được áp dụng đối với những người lao động độc lập do pháp luật hoặc pháp quy quốc gia xác định. Điều 2 .Mục đích của Công ước này. 1. Từ xây dựng bao gồm: a) Xây cất, kể cả đào móng và xây dựng, thay đổi cấu trúc, tân trang, sửa chữa, bảo quản (kể cả làm sạch và sơn) và phá dỡ các loại nhà cửa hoặc cấu trúc; b) Công trình xây dựng, kể cả đào móng và xây dựng, thay đổi cấu trúc, sửa chữa, bảo quản và phá dỡ những công trnh như sân bay, kho cảng, bến cảng, đường sông nội địa, ́ đập, các công trình để ngăn sông, ngăn biển và ngăn đất lở, đường và xa lộ, đường sắt, cầu, đường hầm, cầu cạn và những công trnh liên quan đến các dịch vụ như giao ́ thông, thoát nước, cống rănh, cung cấp nước và năng lượng; c) Dựng và tháo dỡ những nhà cửa và cấu trúc làm sẵn, và cả việc chế tạo những cấu kiện làm sẵn tại địa điểm xây dựng. 2. Từ địa điểm xây dựng có nghĩa là bất cứ địa điểm nào mà cách thức hay hoạt động được nêu tại tiết (a) điểm 1 điều này được thực hiện. 3. Từ chỗ làm việc có nghĩa là chỗ mà người lao động phải có mặt hoặc phải đến để làm việc và thuộc quyền kiểm soát của người sử dụng lao động theo định nghĩa ở khoản 5 dưới đây. 4. Từ người lao động có nghĩa là bất cứ người nào làm công việc xây dựng. 5. Từ người sử dụng lao động có nghĩa là: a) Bất cứ một cá nhân hay một pháp nhân nào sử dụng một hoặc nhiều người lao động tại một địa điểm xây dựng; b) Người thầu khoán chính, người thầu khoán hay người thầu khoán phụ. 6. Cụm từ người có thẩm quyền có nghĩa là một người có đủ trnh độ nghiệp vụ ́ chuyên môn như đă được đào tạo thoả đáng, có đủ hiểu biết, kinh nghiệm và tay nghề để thực hiện một cách an toàn một công việc nhất định. Các nhà chức trách có thẩm quyền có thể định ra những tiêu chuẩn thích hợp để chỉ định người có thẩm quyền và có thể quy định những phận sự đối với người có thẩm quyền. 7. Từ giàn giáo có nghĩa là bất cứ một cấu trúc tạm thời nào, cố định, được trao hay di động và những bộ phận để gia cố, dùng để nâng đỡ người lao động và các vật liệu hoặc để đi lên cấu trúc đó, và không phải là một máy nâng theo định nghĩa ở khoản 8 dưới đây. 8. Từ máy nâng có nghĩa là bất cứ máy nào, cố định hay di động, dùng để nâng lên hay hạ xuống người và vật liệu. 9. Từ khí cụ nâng có nghĩa là bất cứ khí cụ nào dùng để đeo vật liệu và máy nâng nhưng không phải là một cấu thành của máy hay của vật liệu. II. Những quy định chung Điều 3. Những tổ chức hữu quan đại diện nhất của người sử dụng lao động và của người lao động phải ...

Tài liệu được xem nhiều: