Danh mục

Công và tội của mèo trong y học

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.76 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Không có bộ phận nào của mèo được Tây y hay Đông y dùng làm thuốc. Tuy không được trực tiếp sử dụng làm thuốc nhưng có sự góp mặt của mèo trong đội ngũ “súc vật thí nghiệm” cùng với: chuột nhắt trắng, chuột cống trắng, chuột lang (cobaye), thỏ, chó đã góp phần không nhỏ cho những nghiên cứu trong y học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công và tội của mèo trong y học Công và tội của mèo trong y họcKhông có bộ phận nào của mèo được Tây y hay Đông ydùng làm thuốc. Tuy không được trực tiếp sử dụng làmthuốc nhưng có sự góp mặt của mèo trong đội ngũ “súcvật thí nghiệm” cùng với: chuột nhắt trắng, chuột cốngtrắng, chuột lang (cobaye), thỏ, chó đã góp phần khôngnhỏ cho những nghiên cứu trong y học.Trong lĩnh vực nghiên cứu thuốcMèo thuộc vào hàng khiêm tốn, chỉ xuất hiện trong một sốthí nghiệm. Đối với mèo, người ta thấy có một số bệnh ditruyền giống người như: bệnh bạch tạng (albinism), bệnhđiếc di truyền, tật nhiều ngón (polydactylia), bệnh tạoxương bất toàn (osteogenesis imperfecta). Chính do độtbiến gen đưa đến các rối loạn di truyền và do có sự tươngđồng nên thay vì thử thuốc trên người để tìm tác động dượclý di truyền của thuốc (điều này y đức không cho phép),người ta thử thuốc trên thú vật, trong đó có mèo để xemthuốc có gây rối loạn di truyền hay không?Để biết được tác dụng trị ho của một thuốc mới như thếnào, người ta sẽ thử trên mô hình gây ho ở mèo. Cho mèosử dụng thuốc thử nghiệm, sau đó dùng hơi amoniac kíchthích làm mèo ho. Nếu có tác dụng trị ho, thuốc sẽ ức chếphản xạ ho của mèo (thuốc mới được so sánh với thuốc trịho chuẩn là codein).Mèo còn được chọn để thử xem một thuốc mới có tác dụngtrên huyết áp hay không? Hơn nữa thử trên mèo, người tacòn biết được thuốc có tác dụng co mạch hay giãn mạchthuộc loại nào: liệt giao cảm hay liệt đối giao cảm hay thứnào khác.Như vậy, rõ ràng mèo có công không nhỏ trong lĩnh vựcnghiên cứu thuốc. Tuy nhiên, con vật nuôi gần gũi, thânthiết này có thể là vật trung gian truyền một số bệnh chocon người. Có 2 bệnh ta nên lưu ý để phòng tránh.Vai trò trung gian truyền bệnhTrước hết, mèo có thể bị nhiễm giun đũa mèo có tên khoahọc toxocara cati. Giun đũa mèo sống ký sinh trong đườngtiêu hóa của mèo đẻ ra trứng, trứng giun đũa theo phân rangoài và dính lên lông mèo, sau đó sẽ dính lên giườngchiếu, ghế hoặc lây nhiễm ra đất, nền nhà. Người bị nhiễmkhi vuốt ve mèo hoặc ngồi trên ghế, giường có dính trứnggiun, trứng sẽ dính lên tay, sau đó dùng tay bốc thức ăn đưavào miệng. Trứng giun sẽ đi vào ống tiêu hóa của conngười, nở thành ấu trùng đi xuyên qua thành ruột, theo máuđến nhiều cơ quan. Ở người, ấu trùng này không thể tiếptục phát triển thành giun trưởng thành. Vì vậy, bệnh giunđũa mèo nhiễm sang người được gọi là bệnh ký sinh trùnglạc chỗ thể hiện bệnh do ấu trùng. Ấu trùng giun đũa mèokhi lạc chỗ nhiễm qua người sẽ di chuyển nhiều nơi gây rốiloạn ở các cơ quan nội tạng khác nhau và có những biểuhiện lâm sàng, đặc biệt ở da thì gây nổi dát đỏ, mề đay,ngứa. Khi nhiễm ở mắt có thể gây mù mắt (hay gặp ở trẻem dưới 15 tuổi). Nhiễm ở não, gây chèn ép não làm hônmê và gây tỷ lệ tử vong cao.Ngoài ra, mèo còn mang ký sinh trùng toxoplasma gondiilà loại đơn bào. Nang trùng của ký sinh trùng này được thảira trong phân mèo, nằm trong đất ẩm hoặc cát và sống đượcnhiều tháng. Người bị nhiễm toxoplasma gondii do nuốtnang trùng vào ruột, chúng sẽ bị biệt hóa thành các thoatrùng theo máu đi đến gan, cơ, não. Đây là ký sinh trùngthường gây viêm não trên bệnh nhân suy giảm miễn dịchdo HIV/AIDS ở TP. HCM, và có thể gây sảy thai trong batháng đầu thai kỳ ở phụ nữ.Như vậy, mèo cũng như chó có thể gây bệnh nhiễm ởngười là bệnh ký sinh trùng lạc chỗ. Hiện nay, nhiễm bệnhký sinh trùng lạc chỗ là vấn đề lớn với sức khỏe cộng đồng.Vì vậy, ta nên lưu ý đến việc nuôi súc vật, cả chó lẫn mèothật vệ sinh để tránh bị ô nhiễm phân chó, mèo. Nên địnhkỳ xổ giun cho chó, mèo tại phòng khám thú y. Với trẻ em,tốt nhất không nên để trẻ chơi nghịch với chó, mèo.Bệnh thứ hai mà mèo cũng có thể gây nhiễm cho người gọilà “bệnh mèo quào”. Đây là bệnh nhiễm trùng xảy ra saukhi bị mèo quào (90%) hoặc có tiếp xúc gần gũi với mèo(10%). Trong trường hợp điển hình, người bệnh bị viêmmủ hạch ở vùng có vết quào, tình trạng này có thể kéo dàinhiều tuần đến nhiều tháng sau khi bị mèo quào.Bệnh mèo quào gây ra do bartonella henselae, một trựckhuẩn gram âm. Khoảng 60% trong các trường hợp bệnhnhân mắc bệnh mèo quào là trẻ con. Mèo bị nhiễm B.henselae do bọ chét (có tên khoa học là ctenocephalidesfelis) truyền vi khuẩn từ mèo bệnh sang mèo lành, và bảnthân bọ chét không lây bệnh cho người. Bệnh từ mèo lâysang người qua các vết quào. Khoảng 3 - 5 ngày sau khi bịmèo quào, tại chỗ vết quào xuất hiện một mụn nước nhỏsau có mủ, 1 - 2 tuần sau đó, các hạch bạch huyết có liênquan gần với chỗ mèo quào sẽ sưng to lên, hạch to đaunhưng mềm. Triệu chứng toàn thân thường là cảm giác mệtmỏi, biếng ăn, sụt cân. Nếu không được điều trị đặc hiệu,hạch có thể vẫn to trong nhiều tuần đến nhiều tháng, đôikhi gây nhầm lẫn với bệnh ung thư hạch (lymphoma).Các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm dần và bệnh mèoquào thường tự khỏi. Các kháng sinh đã được dùng để điềut rị bệnh mèo quào là erythromycin, gentamycin,ciprofloxa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: