Từ xa xưa, cooangtác đã sống với người Xêđăng. Người ta đặt nó cạnh các con suối dọc theo nương rẫy. Ban đầu, có thể nó chỉ là chùm những ống nứa, ống tre dựa sức chảy của dòng nước, đập vào nhau để đuổi chim muông, thú vật cắn phá hoa màu. Dần dần về sau, do nhu cầu về thưởng thức âm nhạc, người ta sáng tạo và gắn thêm chức năng của nhạc khí cho cái dụng cụ phục vụ sản xuất ấy. Tại vùng đất Xêđăng, dàn đàn được làm bằng gỗ cây rồng. Vật liệu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cooangtác - đàn nước của người Xêđăng Cooangtác - đàn nước của người XêđăngTừ xa xưa, cooangtác đã sống với người Xêđăng. Người ta đặt nó cạnh các con suối dọctheo nương rẫy. Ban đầu, có thể nó chỉ là chùm những ống nứa, ống tre dựa sức chảy củadòng nước, đập vào nhau để đuổi chim muông, thú vật cắn phá hoa màu. Dần dần về sau,do nhu cầu về thưởng thức âm nhạc, người ta sáng tạo và gắn thêm chức năng của nhạckhí cho cái dụng cụ phục vụ sản xuất ấy.Tại vùng đất Xêđăng, dàn đàn được làm bằng gỗ cây rồng. Vật liệu chế tác đàn là tre,nứa, lẹ, mây và các loại thân dây leo. Kích thích của đàn không cố định, tùy thuộc vàolàn điệu dân tộc do nhạc phẩm của nghệ nhân mà nới dài hoặc thu ngắn (thêm âm thì phảithêm ống đàn). Một đàn hoàn chỉnh thể hiện nhiều làn điệu có thể đến 120 ống, dài 60mét. Đàn phát âm nhờ những thanh gỗ hoặc thanh tre đặc ruột gõ vào những ống nứa vớikích thước khác nhau được khoét gọt có độ cao thấp.Lực để đánh đàn là từ một khung dao động; khung này gồm một sợi dây dài, đầu dâynày được mắc vào một hòn đá lớn, đầu dây kia mắc vào một máng nước. Khi máng nướckhông có nước, nó nằm ngay vị trí mà thác nước đổ xuống (nhờ sức kéo của hòn đá). Lúcmáng đầy nước, nó kéo chùng xuống làm dây chuyển động và vị trí của máng nước cũngchuyển dời khỏi thác nước. Theo thiết kế, máng nước sẽ bị nghiên, làm nước chảy hết rangoài. Máng nước đã hết nước, trọng lượng hòn đá ở đầu dây đằng kia lại kéo dây chùngxuống và làm sợi dây chuyển động kéo máng nước trở về vị trí cũ (ngay dòng thác). Chukỳ dao động tiếp diễn mãi, nếu dòng thác không ngừng chảy.Điều quan trọng là phải sắp đặt sao cho vị trí của máng nước và trọng lượng hòn đá thậthợp lý để dao động tiếp diễn tiếp tục. Dọc theo hai bên sợi dây đó, được cặp song songhai thanh tre dài để nó cùng chuyển động. Và, trên mỗi thành tre đó được treo nhiềuthanh tre đặc ruột hoặc thanh gỗ đặt nằm ngang. Thanh này được treo bằng hai sợi dây,một sợi mắc vào màn tre cố định, một dây mắc vào thanh tre dài cùng dao động theo sợidây dài. Xen vào đó là một dàn tre cố định có treo nhiều ống nứa đã được khoét gọt có độcao thấp, theo phương thẳng đứng. Dây dao động làm cho thanh nằm ngang gõ vàonhững ống đàn, tạo hàng âm thanh.Mỗi ống nứa là một âm, cả dàn đàn với nhiều cung bậc, sắp xếp phối hòa âm hợp lý,thuận tiện, cho phép nghệ nhân sáng tác và điều khiển đàn đạt đến sức thể hiện phongphú, nhiều mầu nhiều vẻ, chọn lọc, cắt gọt từng ống nứa, gõ chúng, lắng nghe âm phát ra,chỉnh âm dần dần, sắp xếp chúng vào dàn đàn - người thiết kế và làm cooangtác trút vàođấy niềm say mê, tâm hồn của nghệ sĩ núi rừng.Hiện nay, cooangtác có mặt trong gian phòng giới thiệu văn hóa các dân tộc của Nhà bảotàng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Nghệ nhân Piu, thuộc nhánh Kdong, dân tộc Xêđăng(huyện Trà My) thiết kế và làm cây đàn này. Dàn để mắc đàn làm bằng gỗ được chứkhông phải với cây rừng sần sùi, thô nháp. cooangtác này dài 10,40 mét với 52 ống đàn.Theo yêu cầu sáng tạo làn điệu, cách tạo âm, sự sắp xếp ống đàn thật tài hoa, khéo léo: -2 ống treo dọc có que gõ ngang và tự đập vào nhau (hòa âm kéo dài), 2 ống buộc dằngvào nhau (hòa âm ngang, dọc, ngắn gọn) ống tự do đong đưa, không bị buộc dằng vàoque gõ (âm vang rộng, dài), ống có quen đập rồi, dừng lại chỗ không đong đưa (hãmtiếng, giảm âm), ống có thanh gỗ giữ trên ngọn hoặc dưới gốc (âm nhắc, vang vừa phải).Để cho khung dao động, thay thế cho dòng nước, dòng thác từ con suối, người ta dùngmáy bơm đưa dòng nước vào máng, để đánh đàn.Với một dòng nước nhỏ chảy đều đặn vào máng, âm thanh congtác điểm nhặt khoan thai,dài trải, như một bản nhạc với nhiều bè khi thì đối đáp nhau, khi thì đuổi theo nhau, khilà giai điệu và chồng âm nhiều dạng. Khi dòng nước đổ nhanh và mạnh hơn, dây đượckéo nhanh hơn, âm thanh trở nên đồn dập, với những tiết tấu khẩn trương, cường độ hơn,cùng với những chồng âm, hợp âm màu sắc mới lạ.Trên quê hương của người Xêđăng, buổi sáng, dòng âm thanh cooangtác thúc giục ngườira rẫy, lên nương. Những khoảng khắc nghỉ ngơi, giai điệu của cooangtác mang đến niềmvui, cái đẹp. Chiều đến, người về buôn, sum họp dưới mái nhà thân thương, tâm hồnmềm mại, thiết tha với cuộc sống... trong bản hòa tấu trữ tình đằm thắm, thanh thản củaâm thanh cooangtác. Người Sài Gòn, người Đà Nẵng, nghe tiếng cooangtác giữa thànhphố khó có thể cảm nhận cái đẹp của thứ âm nhạc rừng núi thiên nhiên này. ...