Danh mục

Coxsackie virus và bệnh tay chân miệng

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.87 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh tay chân miệng (viết tắt: TCM; tiếng Anh: Hand - Foot - Mouth Disease HFMD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ vào mùa hè ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước ở tay, chân, miệng, và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Coxsackie virus và bệnh tay chân miệng Coxsackie virus và bệnh tay chân miệngBệnh tay chân miệng (viết tắt: TCM; tiếng Anh: Hand - Foot - Mouth Disease -HFMD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thường gặp ởtrẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏvào mùa hè ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Bệnh th ường đượcđặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước ở tay, chân, miệng, vàthường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bêntrong má.. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác nhưchốc, thuỷ đậu, dị ứng,... dẫn đến điều trị sai lầm và làm bệnh lan tràn.1. Tác nhân gây bệnh1.1. Khái niệm:Bệnh tay chân miệng do một nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên.Enterovirus bao gồm 4 nhóm: poliovirus, Coxsackie A virus (CA), Coxsackie Bvirus (CB) và Echovirus. Các serotyp thuộc loài A gồm: EV68, EV71, EV76,EV89, EV90, EV91 và EV92. Trong khi các serotyp EV khác thì thu ộc dưới loàiEnterovirus B hoặc C. Týp EV71 là một trong những tác nhân gây nên bệnh TCMvà đôi khi chúng còn có khả năng gây nên bệnh ở hệ thần kinh trung ương. Khảnăng gây bệnh của týp EV71 đã được minh chứng là lần đầu tiên (1969) phân lậpđược chúng ở tổ chức thần kinh trung ương của một số trường hợp tại California(Mỹ).Loài Coxsackievirus thuộc họ Picornaviridae gồm 29 typ. Chúng khác biệt với cácEnterovirus khác ở khả năng gây bệnh ở chuột ổ , các enterovirus khác thì hiếmhoặc không. Chúng chia thành 2 nhóm: nhóm A và nhóm B có khả năng gây bệnhở chuột khác nhau. Chúng gây nhiều chứng bệnh khác nhau: Coxsackie A gâyviêm họng, phát ban ngòai da, bệnh tay chân miệng, gây viêm kết mạc chảy máu,viêm màng não vô khuẩn..., Coxsackie B gây viêm cơ tim ở trẻ sơ sinh, viêmđường hô hấp trên, viêm màng ngoài tim, viêm màng trong tim...Người ta cũng đã cho biết rằng týp virus EV 71 đã xuất hiện ở Đài Loan vào năm1968 cũng như đã từng xuất hiện ở các nước Đông Nam Á như: Philipines,Indonesia, Singapore. Tuy rằng đây không phải là một týp enterovirus mới nh ưngđặc tính của týp virus này có độc tính rất mạnh và có khả năng làm tổn thương tổchức thần kinh trung ương gây ra những bệnh cảnh lâm sàng nặng và hậu quả đểlại xấu, hơn nữa nước ta lại nằm trong khu vực này cho nên cần cảnh giác và thậntrọng khi có bệnh TCM xuất hiện.1.2. Hình thái của virus.- Hình cầu, đường kính 27-30 nm.- Lớp capsid gồm 60 tiểu đơn vị, không có lớp bao ngoài.- Bên trong chứa RNA, là thành phần di truyền, nhân lên và gây nhiễm của virus.Virus nhân lên ở bào tương của tế bào bị nhiễm.Một vài hình ảnh về hình thể và cấu trúc của virus Coxsackie gây bệnh TCM1.3. Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài.- Virus bị đào thải ra ngoại cảnh từ phân, dịch hắt hơi, sổ mũi.- Virus bị bất hoạt bởi nhiệt 560C trong vòng 30 phút, tia cực tím, tia gamma.- Virus chịu được pH với phổ rộng từ 3-9.- Bị bất hoạt bởi: 2% Sodium hyproclorite (nước Javel), Chlorine tự do. Khônghoặc ít bị bất hoạt bởi các chất hòa tan lipid như: Cồn, Chloroform, Phenol, Ether.- Ở nhiệt độ lạnh 40C, virus sống được vài ba tuần.2. Khả năng gây bệnh của virus2.1. Đặc điểm dịch tễ học.2.1.1. Phân bố theo thời gian:Bệnh có quanh năm, tăng mạnh ở 2 đợt: tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12.2.1.2. Phân bố theo địa dư:- Bệnh tay-chân-miệng xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Trong thời gian gần đây,dịch tay-chân-miệng chủ yếu do Enterovirus 71 gây ra ở các nước Đông Nam Á.Vụ dịch tại Đài Loan năm 1998 được coi là vụ dịch lớn với hơn 100.000 ngườimắc, hơn 400 trẻ phải nhập viện với các biến chứng ở hệ thần kinh trung ương, 78trẻ tử vong.- Tại Việt Nam, bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địaphương trong cả nước; tại các tỉnh phía Nam, số mắc tập trung t ừ tháng 3 đếntháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.2.1.3. Phân bố theo tuổi:Bệnh có ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhiều hơn ở dưới 5 tuổi, tập trung ở dưới 3 tuổi,đỉnh cao là 1-2 tuổi.2.1.4. Nguồn truyền nhiễmNguồn bệnh là người bệnh, người lành mang virus trong các dịch tiết từ mũi, hầu,họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của bệnh nhân. Lây nhiễmngay từ thời gian ủ bệnh (từ 3 - 7 ngày) trước khi phát bệnh và thời kỳ lây truyềnkéo dài cho đến khi hết loét miệng và các phỏng nước, dễ lây nhất là trong tuầnđầu của bệnh.2.1.5. Phương thức lây truyền:Bệnh TCM lây truyền bằng đ ường “phân-miệng” và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủyếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, n ước bọt, dịchtiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụngcụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà. Đặc biệt khi bệnh nhân mắc bệnh đườnghô hấp, việc hắt hơi, ho, nói chuyện sẽ tạo điều kiện cho virus lây lan trực tiếp từngười sang người.2.1.6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch:Bệnh TCM có tính cảm thụ cao, mọi người đều có cảm nhiễm v ...

Tài liệu được xem nhiều: