Craig Kauffman, “Không đề”, 1999
SANTA MONICA, CA.- Có lẽ do ám ảnh với những đường chấm chấm rời (dotted line – trong các tờ khai), từ những năm 1950s, trong
.tranh của Craig Kauffman (1932 – 2010) đã hiện diện những đường nhịp nhàng, lãng đãng, như nét viết tay lơi lỏng, vừa để tạo hình, vừa để diễn tả một không gian lơ lửng. Trong loạt tranh Những Con Số (Numbers) vẽ từ 1989, Kauffman lại dùng những đường này lần nữa để làm nên những bức tranh vẽ số táo bạo, treo lơ đễnh trên một cái nền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CRAIG KAUFFMAN: Ám ảnh “dotted line”, ám ảnh núi lửa, ám ảnh nhà
CRAIG KAUFFMAN: Ám ảnh
“dotted line”, ám ảnh núi lửa, ám
ảnh nhà
Phạm Phong lược dịch
Craig Kauffman, “Không đề”, 1999
SANTA MONICA, CA.- Có lẽ do ám ảnh với những đường chấm
chấm rời (dotted line – trong các tờ khai), từ những năm 1950s, trong
tranh của Craig Kauffman (1932 – 2010) đã hiện diện những đường
nhịp nhàng, lãng đãng, như nét viết tay lơi lỏng, vừa để tạo hình, vừa
để diễn tả một không gian lơ lửng.
Trong loạt tranh Những Con Số (Numbers) vẽ từ 1989, Kauffman lại
dùng những đường này lần nữa để làm nên những bức tranh vẽ số táo
bạo, treo lơ đễnh trên một cái nền màu của tưởng tượng.
Frank Lloyd Gallery vào tháng 4. 2012 đang bày loạt tranh này của
Kauffman.
Craig Kauffman, N.B. #19 (Four Kubo), 1989. Acrylic on silk
Kauffman vốn thích cách vẽ “không chính thống”, và tình yêu của ông
đối với một bức tranh “bằng màu bằng toan” cụ thể chính là tình yêu
với màu sắc rực rỡ. Ông tự coi loạt tranh này là một sự kết hợp giữa
khoái cảm về màu với hình dạng (như) kiến trúc. Các bức tranh cho
thấy một trình độ ngôn ngữ bậc thầy về hội họa: sậm đối với sáng, tính
hữu cơ đối với tính kiến trúc, sáng như dạ quang đối với đậm đặc.
Craig Kauffman, N.B. #22
Trong số này có một số bức khổ lớn, cao tới ba mét – được thực hiện
sau khi Kauffman chuyển tới Philippines sống. Phong cảnh thiên nhiên
rồi những hình dạng trong nghệ thuật thổ dân ở đây đã đan dệt với
những lớp số trong tranh ông. Để ý sẽ thấy nền tác phẩm có khi là hình
núi lửa, có khi là hình tượng của thổ dân, có khi là hình kiến trúc.
Hunter Drohojowska-Philp – một người chuyên viết tiểu sử mỹ thuật –
đã nhận xét: “Hầu hết (tranh) đều được chia theo chiều dọc, như những
tranh cuộn châu Á, và vẽ bằng hai màu đối lập, như trắng và đỏ chẳng
hạn. Những hình phác hoa lan, núi lửa, hay nhà cửa với mái nhọn được
lặp đi lặp lại như một nền vải, trong khi những con số thanh mảnh, uốn
lượn được vẽ đè lên trên. Rõ ràng là kết quả của sự gặp gỡ với văn hóa
Philippines.”
Craig Kauffman, N.B. #10, 1989. Acrylic on silk
Nói nhiều đến chữ kiến trúc trong tranh Kauffman vì ông đặc biệt thích
bộ môn này, ngay từ khi còn thiếu niên. Chính những sách về kiến trúc
đã đặt một nền tảng về nghệ thuật hiện đại cho ông. Bản thân ông cũng
thiết kế một số công trình ở Philippines và California.
Có thể nói, những bức tranh Số là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến
trúc, thư pháp và hội họa, được kết lại với nhau bằng một mạng lưới
những đường uốn lượn và những con số nghiêng nghiêng, và sự thống
nhất này đạt được hiệu quả tối đa khi Kauffman thể hiện tuyệt vời khả
năng kết hợp những màu rực rỡ mà thanh nhã.
.
Craig Kauffman, N.B. #18 1989
Craig Kauffman, Taal Vocanos, NB#13, 1989
Craig Kauffman, “Không đề”, 1990
Craig Kauffman, N.B. #7 1989