Danh mục

Củ trường sinh

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.71 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lạc (còn gọi là đậu phộng) là loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Hạt lạc giàu chất dinh dưỡng và được người Trung Quốc đặt tên là “củ trường sinh”. Các nhà dinh dưỡng cho rằng, lạc là một trong những thức ăn lý tưởng vì nó có tác dụng bồi bổ sức khỏe, có ích cho tuổi thọ và phòng chống lão hóa.Lạc và đậu tương có cùng một họ, chứa nhiều dầu abumin. Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của hạt lạc cho thấy, lạc chứa protein, chất béo và các amino acid cần thiết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Củ trường sinh Củ trường sinhLạc (còn gọi là đậu phộng) là loại cây có nguồngốc từ Nam Mỹ. Hạt lạc giàu chất dinh dưỡng vàđược người Trung Quốc đặt tên là “củ trườngsinh”. Các nhà dinh dưỡng cho rằng, lạc là mộttrong những thức ăn lý tưởng vì nó có tác dụngbồi bổ sức khỏe, có ích cho tuổi thọ và phòngchống lão hóa.Lạc và đậu tương có cùng một họ, chứa nhiều dầuabumin. Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của hạtlạc cho thấy, lạc chứa protein, chất béo và các aminoacid cần thiết cho cơ thể như lecinthin, purin, alkloid...Hàm lượng abumin trong lạc chiến gần 30% giá trịdinh dưỡng của lạc, tương đương với sữa bò, trứngvà thịt lợn nạc. Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng nhưcan xi, sắt, lưu huỳnh, các vitamin A, B, E, K và cácchất như xenlulô, tinh bột... cũng đều có trong hạt lạc.Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và TrungQuốc cho thấy, bộ não của con người cần có chấtlecinthin và photpholipid để duy trì sự hoạt động bìnhthường. Hai nguyên tố vi lượng này có nhiều tronghạt lạc. Ngoài việc giúp duy trì hoạt động của não bộ,hai chất này còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ các tếbào thần kinh và phòng tránh tình trạng ngưng kếttiểu cầu trong cơ thể. Khảo sát thực tế cho thấy,những người thường xuyên sử dụng lạc làm thức ănthì tuần hoàn máu trong cơ thể họ được lưu thông tốt,đồng thời trí nhớ cũng được cải thiện hơn.Trong dầu lạc có chứa vitamin E, cephalin và acidbéo không bão hòa. Những chất này có tác dụng làmcho lượng cholesterol trong gan phân giải thành acidclolic, tăng cường chức năng bài tiết của cơ thể, giảmcholesterol, phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch ởngười lớn tuổi và có tác dụng ngăn ngừa sự lão hóacủa làn da. Loại acid béo không bão hòa đơn này cótrong dầu ô liu rất cao, từ 70 - 75% và trong dầu lạc là60 - 65%. Được biết, vỏ mỏng màu hồng nhạt baobọc bên ngoài hạt lạc có tác dụng thúc đẩy sự tăngsinh máu, tăng cường sự co bóp của huyết quản,khiến máu trong cơ thể lưu thông tốt, tạo vẻ đẹp hồnghào cho làn da. Nước sắc vỏ cứng ngoài cùng của củlạc có tác dụng hạ huyết áp và lưu thông máu.Theo Đông y, hạt lạc có tính bình, không độc, vị ngọt,mùi thơm, có tác dụng khai vị, bổ tỳ, nhuận phế, tiêuđờm, chỉ huyết, thanh hầu, bổ khí. Nghiên cứu củacác nhà khoa học Mỹ đã phát hiện trong lạc chứanhiều chất phenol thiên nhiên có hoạt tính sinh họccao, tác dụng phòng bệnh ung bướu, xơ vữa độngmạch, bệnh tim và nguy cơ xuất huyết não ở nhữngngười cao huyết áp. Các nghiên cứu y học còn chỉ rarằng, trong lạc và dầu lạc còn chứa một loại cồn đặcbiệt, có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày và ungthư tuyến tiền liệt ở nam giới. Các chuyên gia dinhdưỡng dự tính, trong thời gian tới, các sản phẩm từlạc như: Dầu lạc, các loại đồ uống từ lạc, tương lạc...sẽ phát huy tác dụng tối ưu, nhằm bổ sung nguồndinh dưỡng để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho conngười.

Tài liệu được xem nhiều: