Danh mục

CUNG AN ĐỊNH

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.05 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cung An Định vốn là cung điện riêng của vua Khải Định, tọa lạc bên bờ sông An Cựu, nay mang số 97 đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế. Nguyên tại vị trí này, từ năm 1902, ông hoàng Phụng Hóa Công (vua Khải Định sau này) đã dựng phủ riêng, đặt tên là phủ An Định. Trong hệ thống kiến trúc cung đình Nguyễn ở Huế, ngoài những công trình nổi tiếng bởi phong cách và vẻ đẹp thuần túy phương Đông như các cụm kiến trúc trong Hoàng thành, lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức... người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CUNG AN ĐỊNH CUNG AN ĐỊNH Cung An Định vốn là cung điện riêng của vua Khải Định, tọa lạc bên bờ sông An Cựu, nay mang số 97 đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế. Nguyên tại vị trí này, từ năm 1902, ông hoàng Phụng Hóa Công (vua Khải Định sau này) đã dựng phủ riêng, đặt tên là phủ An Định. Trong hệ thống kiến trúc cung đình Nguyễn ở Huế, ngoài những công trình nổi tiếng bởi phong cách và vẻ đẹp thuần túy phương Đông như các cụm kiến trúc trong Hoàng thành, lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức... người ta còn hay nhắc tới một số công trình được xây dựng theo phong cách Tân-cổ điển (néo-classique) như điện Kiến Trung, lăng Khải Định, cung An Định... Tuy nhiên, không như lăng Khải Định đã được rất nhiều người biết đến hay điện Kiến Trung từng nổi danh một thời (1), cung An Định là một thực thể kiến trúc rất đặc sắc và vẫn tồn tại ngay trong lòng thành phố Huế nhưng lại gần như bị lãng quên..! Cung An Định vốn là cung điện riêng của vua Khải Định, tọa lạc bên bờ sông An Cựu, nay mang số 97 đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế. Nguyên tại vị trí này, từ năm 1902, ông hoàng Phụng Hóa Công (vua Khải Định sau này) đã dựng phủ riêng, đặt tên là phủ An Định. Năm 1917, sau khi lên ngôi, trở thành vua Khải Định, nhà vua mới dùng tiền riêng để cải tạo phủ thành cung An Định theo lối kiến trúc hiện đại. Công việc này kéo dài đến đầu năm 1919 mới hoàn tất. Từ ngày 28/2/1922, cung An Định trở thành Tiềm để của Đông cung thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại về sau). Sau Cách mạng tháng Tám 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại đã chuyển từ Hoàng cung qua sống lại cung An Định. Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch thu cung An Định, buộc bà Từ Cung (vợ vua Khải Định) phải mua một tòa lầu ở bên cạnh để chuyển gia đình qua. Sau khi miền Nam được giải phóng, bà Từ Cung đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng. Đến nay cung An Định do Liên đoàn lao động thành phố Huế quản lý, trở thành Nhà Văn hóa Lao động của Thành phố. Cung An Định xây mặt về phía sông An Cựu, hướng nam. Cung có địa thế bằng phẳng, tổng diện tích mặt bằng 23.463m2, chung quanh có khuôn viên tường gạch, dày 0,5m, cao 1,8m trên có hàng rào song sắt bao bọc. Khi còn nguyên vẹn cung có khoảng 10 công trình kiến trúc, bố trí trên một trục dọc theo chiều bắc-nam. Từ trước ra sau là: Bến thuyền, Cổng chính, đình Trung Lập, Sân trước và bồn hoa, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, Nhà ngang, Chuồng thú, Hồ nước, Vườn cung, cổng hậu... trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, đến nay cung chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường. Thật may mắn, đây cũng là 3 công trình thuộc loại tiêu biểu nhất của cung An Định. Cổng chính của cung xây bằng vôi vữa theo lối tam quan, hai tầng, đỉnh mái tầng trên gắn hình biểu tượng một viên trân châu lớn. Toàn thân cổng trang trí bằng sành sứ đắp nổi công phu. Đặc biệt, dòng chữ Hán ghi tên cổng và các câu đối trang trí ở thân đều được ghép bằng mảnh sứ màu rất độc đáo. Đình Trung Lập, nằm phía trong cửa, kết cấu kiểu đình bát giác, dáng thông thoáng và xinh xắn. Đình có nền cao, hai hệ thống bậc cấp đi lên đặt theo chiều đông- tây, kiểu hiện. Trong đình nguyên có đặt bức tượng đồng vua Khải Định, tỷ lệ bằng người thật, đúc từ năm 1920 (năm 1960, bức tượng này được chuyển lên lăng Khải Định). Chung quanh bên ngoài đình, tại vị trí của tám góc có tượng Bát tiên, hình thức tạo hình rất sinh động. Lầu Khải Tường nằm phía sau đình Trung Lập, là công trình kiến trúc chính của cung An Định. Chữ Khải Tường (nghĩa là nơi khởi phát điềm lành), tên lầu là do vua Khải Định đặt. Lầu 3 tầng, xây dựng bằng các vật liệu mới (xi măng, sắt thép) pha trộn các vật liệu truyền thống (vôi sò, giấy bản..) theo kiểu hiện đại. Lâu đài mang phong cách châu Âu này chiếm diện tích tới 745m2. Mái lầu lợp ngói liệt, nền các tầng đều lát gạch hoa, mặt trước và nội thất lầu được trang trí rất công phu.. Về cách bố cục không gian, lầu Khải Tường đã mang đậm dấu ấn Tây phương. Toàn bộ mặt trước công trình được trang trí công phu tỉ mỉ theo các mô típ kiến trúc Ro man Cận đại xen lẫn cùng các đề tài trang trí phương Đông cổ như rồng, phụng, bát bảo.vv... tạo cho du khách một ấn tượng rất đặc biệt khi chiêm ngưỡng công trình này. Phần nội thất công trình được bố trí khá hiện đại. Tầng 1 gồm có 7 phòng, trong đó quan trọng nhất là phòng khách với một bộ 6 bức tranh tường mang giá trị nghệ thuật rất cao. Đây là 6 bức tranh được vẽ bằng sơn dầu trực tiếp lên mặt tường xi măng với kích thước lớn (1,8m x 1,1m), khung tranh đắp gờ cao cầu kỳ, gây ấn tượng như tranh treo trên tường. Các bức tranh này thể hiện phong cảnh thực của các lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh và Khải Định. Nhận xét về các bức tranh này, giáo sư Chu Quang Trứ đã viết: Tranh đã tái tạo lại được cảnh thực, chú ý bố cục của cả tổng thể kiến trúc, nêu bật những đặc điểm của từng lăng.. Lối xây dựng tranh ở đây theo luật viễn cận châu Âu mà họa sĩ đương đại mới được tiếp nhận, có phần nào kết hợ ...

Tài liệu được xem nhiều: