Danh mục

CUỘC CÁCH MẠNG VĂN HÓA CỦA MỘT HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 148.39 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người ta thường có xu hướng áp dụng phương pháp tiếp cận lịch sử khi nghiên cứu nền mỹ thuật cổ đại của một nền văn hoá xa lạ mà công chúng còn ít biết đến về nó. Và không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc triển lãm nhan đề “Vị Thuỷ hoàng đế: Đạo quân Đất nung của Trung Hoa” (The First Emperor: China’s Terra-Cotta Army) được tổ chức tại Viện Bảo tàng Anh rõ ràng là mang chất tiếp cận lịch sử như vậy. các chiến binh bằng đất nung...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CUỘC CÁCH MẠNG VĂN HÓA CỦA MỘT HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA CUỘC CÁCH MẠNG VĂN HÓA CỦA MỘT HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA Người ta thường có xu hướng áp dụng phương pháp tiếp cận lịch sử khi nghiên cứu nền mỹ thuật cổ đại của một nền văn hoá xa lạ mà công chúng còn ít biết đến về nó. Và không còn nghi ngờ gì nữa, cuộc triển lãm nhan đề “Vị Thuỷ hoàng đế: Đạo quân Đất nung của Trung Hoa” (The First Emperor: China’s Terra-Cotta Army) được tổ chức tại Viện Bảo tàng Anh rõ ràng là mang chất tiếp cận lịch sử như vậy. các chiến binh bằng đất nung Trong mỗi chương của cuốn vựng tập được biên soạn bởi Jane Portal, giám tuyển mỹ thuật của Viện Bảo tàng, người tập hợp tổ chức nên cuộc trưng bày này, lịch sử vẫn là chủ đề chính, còn mỹ thuật quá lắm cũng chỉ là chứng cứ lịch sử phụ thuộc, có tính chất thứ yếu mà thôi - một số hiện vật xếp ngổn ngang như những mảnh vụn từ một cuộc khai quật khảo cổ học nào đó, với quá nhiều những pa-nô theo kiểu biển hiệu chỉ đường cho người đi bộ ngoài đường phố . Bên trong tờ giấy mỏng bọc bìa cuốn vựng tập có tóm lược như sau: “Cuốn sách quan trọng này tìm hiểu những chứng cứ xác thực, rõ ràng về sự tồn tại của Tần Thuỷ Hoàng Đế, những thành tựu vĩ đại và tầm nhìn của ông”. Nhiều phần của cuốn vựng tập này khi đọc lên thấy gần giống như một cuốn sách tuyên truyền chính trị, dưới chiêu bài lịch sử của quá khứ, khiến ta phân vân tự hỏi liệu tư tưởng chủ đạo của cuộc triển lãm này có phải là cuộc kỷ niệm ca ngợi sức mạnh Trung Hoa và thành tựu của nó trong việc thống nhất các vùng đất phân tranh hay không. Cái nhìn thiên về lịch sử này còn thể hiện rõ trong lời giới thiệu của Portal nhan đề “Thủy Hoàng Đế”, với “Cuộc Xây dựng nước Trung Hoa” chữ in nhỏ xíu. Cho đến năm 1974, cái tên “Tần Thủy Hoàng Đế” (221-210 trước CN) nổi tiếng chủ yếu đối với các chuyên gia nghiên cứu thông qua cuốn sử ký của Tư Mã Thiên - chính sử gia của Triều Hán (206-220 sau CN). Nhà Hán đã đánh đổ triều đại Nhà Tần do Thủy Hoàng Đế lập nên và điều này rất có thể đòi hỏi phải có sự dè dặt liên quan đến tính khách quan của ông. Tuy vậy Tư Mã Thiên, người ghi chép sử một trăm năm sau những sự kiện ấy đã có được những nguồn tư liệu rất xác thực. Chính sử gia đó đã ghi chép địa điểm khu vực mộ táng vị thủy hoàng đế ấy ngầm dưới đất ở vùng ngoại ô của Tây An ngày nay, cách Bắc Kinh khoảng 1.000 km tức 620 dặm, về phía tây nam. Thậm chí ông còn miêu tả chi tiết bên trong ngôi mộ đó. Tuy nhiên, điều mà Tư Mã Thiên đã không làm là cung cấp cho chúng ta, dù chỉ một gợi ý nhỏ thôi, về đạo quân khổng lồ tuỳ táng ngầm dưới đất, gồm toàn những chiến binh bằng đất nung lớn hơn người thật, đạo quân này bắt đầu được phát hiện năm 1974 dẫn tới một chiến dịch khai quật còn tiếp diễn cho tới tận ngày nay. Dù cho có óc tưởng tượng phong phú đến đâu chăng nữa thì cũng không ai có thể mường tượng được khoảng 1.000 chiến binh bằng đất nung đã được phát hiện, xếp hàng theo đúng đội hình quân sự - đấy mới chỉ là Hố Khai quật I, cho tới nay vẫn là khu khai quật chính, nằm cách ngôi mộ táng của Thủy Hoàng Đế khoảng 1km mà Victor Segalen, một du khách Pháp, đã chụp được ảnh năm 1914. Thái độ im lặng của Tư Mã Thiên về đạo quân khổng lồ bằng đất nung được táng ngầm dưới lòng đất này khiến cho người ta phải tò mò, thắc mắc. Portal viết rằng toàn bộ khu mộ táng liên hợp này chiếm khoảng 56 km vuông, tức 22 dặm vuông, mà chỉ riêng 4 hố chôn các chiến binh bằng đất nung thôi cũng trải rộng trên một diện tích 25.000 mét vuông rồi. Người ta dự định sẽ khai quật thêm 6.000 chiến binh nữa. Những tượng người bằng đất nung này phản ánh một cuộc cách mạng văn hóa về kích cỡ tượng đài đồ sộ. Những người đóng góp các bài viết cho cuốn vựng tập đều đi sâu phân tích những biến đổi chính trị và kinh tế mà vị Thủy Hoàng Đế đã áp dụng tại xứ sở mang tên là Trung Hoa này. Ông ta đã thống nhất được các miền đất phân tranh trong suốt thời kỳ (vì lý do ấy) được gọi là “Chiến quốc”, và đã áp dụng thống nhất hệ thống văn tự (chữ viết), tiền đúc và đo lường. Tuy vậy các tác giả lại ít chú ý tới sự đột nhiên xuất hiện trên thế giới của mỹ thuật hình họa trong kỷ nguyên Tần Thủy Hoàng Đế. Rõ ràng nền mỹ thuật này nói lên những biến động lớn mà nền văn hóa Trung Hoa hẳn đã trải qua, nhiều hơn so với những cải cách về chính trị. Chỉ cần nhìn qua những chiến binh đất nung cỡ lớn này, những chiến mã hoặc những chiến xa bằng đồng do ngựa kéo, to bằng nửa vật thật, một trong những điểm nhấn sắc nét nhất của cuộc triển lãm này, cũng đủ cho ta thấy được mức độ hiện thực tự nhiên chủ nghĩa đến kinh ngạc của những bức tượng đó. Các tác giả của những bài viết cũng cho biết các chiến binh và các tướng lĩnh đất nung ấy đều thể hiện mỗi người một vẻ, với cá tính riêng của từng nhân vật, không ai giống ai cả. Tuy nhiên, quan niệm hiện thực mới này không chỉ đóng khung ở người hoặc ngựa. Nó thể hiện ở tất cả các hiện vật khai quật được. Trong số những phát hiện lạ thường nhất được khai quật trong mấy năm gần đây là một số tượng chim hạc khổng lồ bằng đồng lớn hơn chim thật, đang sải chân bước, và những con thiên nga ở thế đang bơi lượn, được phát hiện năm 2001. Chúng đại diện cho một nền mỹ thuật thể hiện động vật từ trước tới nay chưa từng thấy ở đâu khác. Cái nét thể hiện thiên nhiên vô cùng tinh tế này của chúng cho thấy bước quay ngoắt 180 độ trong nền văn hoá Trung Hoa. So sánh với một chiếc đỉnh đồng trứ danh chuyên dùng để đốt trầm hương, được chế tác thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 4 trước CN (rất lâu trước thời Nhà Tần), thu được năm 1995 trong cuộc khai quật một ngôi mộ tại Hàm Dương, kinh đô nước Tần, cho ta thấy mức độ biến đổi mà nền mỹ thuật Trung Hoa thời đó đã kinh qua. Trên nắp đỉnh có đục lỗ thủng, một con chim dùng làm núm tay cầm để nhấc nắp đỉnh lên, được cách điệu tới ...

Tài liệu được xem nhiều: