Danh mục

Cuộc chiến toán học

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 135.47 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mấy tháng nay dư luận xôn xao về chuyện nhà toán học thiên tài người Nga Grigory Perelman, người đã chứng minh được giả thuyết Poincaré, bài toán của thế kỷ, có thể sẽ từ chối nhận giải thưởng 1 triệu đôla của viện Clay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
"Cuộc chiến" toán học Cuộc chiến toán học Mấy tháng nay dư luận xôn xao về chuyện nhà toán học thiên tài người NgaGrigory Perelman, người đã chứng minh được giả thuyết Poincaré, bài toán của thếkỷ, có thể sẽ từ chối nhận giải thưởng 1 triệu đôla của viện Clay. Cách đây bốn năm,chính ông cũng đã từ chối huy chương Fields, giải thưởng danh giá nhất dành chocác nhà toán học. Xung quanh chuyện này có rất nhiều điều thú vị về nhân tình thếthái. Tờ The New Yorker đã có một loạt phóng sự về đề tài này. Sài Gòn TiếpThị lược trích giới thiệu cùng bạn đọc qua bản dịch của dịch giả Phạm Văn Thiều. Kỳ 1: Người Trung Quốc và bài toán thế kỷ Một buổi tối, ngày 20.6.2006, vài trăm nhà vật lý, trong đó có một ngườitừng đoạt giải N“Cuộc chiến toán họcobel, tụ tập trong phòng họp của khách sạn Hữu Nghị ở Bắc Kinh để nghe một báocáo của nhà toán học người Trung Quốc Shing-Tung Yau. Vào cuối những năm1970, khi chưa đầy ba mươi tuổi, ông đã có một loạt đột phá góp phần dẫn tới cuộccách mạng của lý thuyết dây trong vật lý học và thêm vào đó ông đã được nhận huychương Fields – một phần thưởng danh giá nhất trong toán học và ông trở nên nổitiếng trong cả hai lĩnh vực (toán học và vật lý) như một nhà tư tưởng có khả năngkỹ thuật vô song. Niềm tự hào của toán học Trung Quốc Sau đó, Yau đã trở thành giáo sư toán của đại học Harvard, viện trưởng viện Toán học ở Bắc Kinh và Hong Kong, chia sẻ thời gian giữa Mỹ và Trung Quốc. Bài giảng của ông ở khách sạn Hữu Nghị là một phần của hội nghị quốc tế về lý thuyết dây do ông tổ chức với sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc nhằm khích Nhà toán học Shing-Tung Yau lệ những tiến bộ gần đây của nước này trong lĩnh vực vật lý lý thuyết. (Hơn 6ngàn sinh viên tụ tập ở đại lễ đường Nhân dân để đợi được phát bản báo cáo chínhcủa Stephen Hawking, một người bạn thân của Yau). Không có nhiều người trong cử toạ biết về chủ đề bài giảng của Yau: đó là giảthuyết Poincaré, một bài toán hắc búa đã tồn tại một thế kỷ về những đặc trưngcủa các mặt cầu ba chiều, mà vì những hệ quả quan trọng của nó trong toán học vàvũ trụ học, cũng như vì nó đã làm thất bại mọi ý đồ nhằm giải nó trong quá khứ,nên các nhà toán học coi nó như chiếc chén thánh. Là một người đàn ông 57 tuổi, chắc nịch, đeo kính gọng đen, mặc chiếc sơmingắn tay, Yau đứng trên bục giảng, hai tay đút túi quần, kể về hai sinh viên của ônglà Xi-Ping Zhu và Huai-Dong Cao đã hoàn tất chứng minh giả thuyết Poincaré chỉmới ít tuần trước. “Tôi rất kỳ vọng vào công trình của Zhu và Cao”, Yau nói, “Cácnhà toán học Trung Quốc hoàn toàn có đủ lý do để tự hào về một thành công lớnlao trong việc giải quyết được trọn vẹn một bài toán hóc búa như thế”. Ông nói rằng Zhu và Cao phải hàm ơn một cộng sự lâu năm người Mỹ củaông là Richard Hamilton, người xứng đáng được coi là có uy tín nhất trong việc giảibài toán Poincaré. Ông cũng có nhắc tới Grigory Perelman, một nhà toán học Ngamà ông công nhận là đã có một đóng góp quan trọng. Tuy nhiên, Yau nói: “Trongcông trình của Perelman, mặc dù là rất đẹp, nhưng nhiều ý tưởng then chốt củachứng minh mới chỉ là những phác thảo, thường còn thiếu các chi tiết”. Và ông nóithêm, “Chúng tôi rất muốn gặp Perelman để bàn thảo. Nhưng ông ta sống ở St.Petersburg và từ chối giao tiếp với những người khác”. Trong suốt 90 phút, Yau thảo luận về một số chi tiết có tính kỹ thuật trong chứng minh của các học trò ông. Và khi ông kết thúc, không một ai có câu hỏi nào. Tuy nhiên, đêm đó, một nhà vật lý người Brazil đã đưa lên blog của ông cảm tưởng về bài giảng của Yau. “Nghe cứ như Trung Quốc sắp dẫn đầu trong Nhà toán học Grigory Perelman đã lĩnh vực toán học đến nơi!”, ông viết.từng từ chối giải thưởng danh giá Trao giải cho người Nga Grigory Perelman quả thật là một người khó gần. Ông đã từ bỏ chức danhnghiên cứu viên tại viện Toán Steklov ở St. Petersburg, và ông cũng có rất ít bạn.Ông sống với mẹ trong một căn hộ ở ngoại ô thành phố. Mặc dù chưa bao giờ đồngý phỏng vấ ...

Tài liệu được xem nhiều: