Cuộc chiến tranh bắt buộc Tác giả : Nguyễn Văn Hồng PHẦN MỘT - Chiến tranhChiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia sau 1975Chiến tranh đã bắt đầu như thế Trên chiều dài lịch sử của mỗi nước, sau mỗi một cuộc chiến tranh, thường có một giai đoạn tương đối để điều chỉnh lại thế chiến lược mới, hoặc là để khắc phục những hậu quả của chiến tranh để lại cho mỗi bên. Thế nhưng sau 1975, nước ta vừa được hoàn toàn giải phóng, thống nhất hai miền Nam-Bắc; những tưởng hoà bình sẽ vĩnh viễn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cuộc chiến tranh bắt buộc - Tác giả : Nguyễn Văn Hồng PHẦN MỘT Cuộc chiến tranh bắt buộc Tác giả : Nguyễn Văn Hồng PHẦN MỘT - Chiến tranhChiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia sau 1975Chiến tranh đã bắt đầu như thếTrên chiều dài lịch sử của mỗi nước, sau mỗi một cuộc chiến tranh, thường có mộtgiai đoạn tương đối để điều chỉnh lại thế chiến lược mới, hoặc là để khắc phụcnhững hậu quả của chiến tranh để lại cho mỗi bên.Thế nhưng sau 1975, nước ta vừa được hoàn toàn giải phóng, thống nhất hai miềnNam-Bắc; những tưởng hoà bình sẽ vĩnh viễn trên đất nước đau thương này. Song,kẻ thù mới lại xuất hiện trong khi đất nước đang thương tích đầy mình, kinh tế kiệtquệ, xã hội đang giải quyết muôn vàn khó khăn.Tình hình biên giới Việt Nam-Campuchia sau năm 1975, ngày càng diễn biếnphức tạp. Sau sự kiện xung đột tranh chấp đảo Thổ Chu vủa Việt Nam, nhà cầmquyền “Campuchia Dân chủ” đã xua quân xâm nhập biên giới nước ta. Sự việcngày một nghiêm trọng, cường độ ngày một gia tăng. Lúc bấy giờ ít có ai có thểnghĩ rằng một Nhà nước, một quân đội mới sát cánh chống kẻ thù chung là đếquốc Mỹ; đã lại trở thành kẻ thù của nhau? Điều đó không ai tin. Không thể nàotin được.Trớ trêu thay đó lại là sự thật. Hàng ngày, hàng giờ lực lượng vũ trang CampuchiaDân chủ thâm nhập lãnh thỏ, giết hại hàng ngàn đồng bào ta ở nhiều nơi trên tuyếnbiên giới như ở Tân Biên (Tây Ninh), Ba Chúc (An Giang), Đức Cơ (Gia Lai) vànhiều nơi khác.Thực tế cho thấy, trong thời kháng chiến, hai nước Việt Nam-Campuchia có mốiquan hệ đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc. Quân đội hai nước đã kề vai sát cánhtrong cuộc chiến tranh chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ và phe lũ. Các chiếndịch “Chen-la 1”, “Chen-la 2”, “Toàn thắng 1971” và các chiến dịch khác của Mỹ-Lon Nol-Nguỵ Sài Gòn bị thất bại cũng là nhờ sự đóng góp xương máu, sự hợpđồng chiến đấu của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân giải phóngNhân dân Campuchia lúc bấy giờ.Khách quan mà nói, trong cuộc chiến tranh giải phóng trước đây của quân và dânta, một phần cũng dựa vào sự giúp đỡ có hiệu quả của nhân dân Campuchia. Nếunhư hồi đó, Chính quyền Campuchia thù nghịch với ta thì cách mạng nước ta còngặp nhiều khó khăn hơn nữa.Chúng ta rất biết ơn nhân dân Campuchia, những người cách mạng chân chínhCampuchia. Vì vậy, khi nổ ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, chúng ta cảmthấy bàng hoàng. Mới hôm qua đây, Chính quyền và Quân đội Campuchia là Bạn,thì nay bỗng dưng họ lại phản bội chúng ta, phản bội cả nhân dân Campuchia bởinhững chính sách phản động, buộc lòng chúng ta phải tiến hành cuộc chiến tranhvệ quốc và giúp sức cho lực lượng cách mạng Campuchia chân chính.Đối với chúng ta, đây là một cuộc chiến tranh bắt buộc.Nhân dân ở các vùng biên giới, hơn ai hết, đã nhận thấy rõ sự phản bội của chínhquyền Pol Pot-Ieng Sary và nhận thức ngay rằng: Đây là kẻ thù trực tiếp, nguyhiểm của cách mạng Việt Nam thời hậu chiến.Và, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam đã bắt đầu như thế!Mặc dù bước đầu có bị bất ngờ, nhưng với truyền thống chống ngoại xâm của dântộc, Đảng ta, quân đội ta, nhân dân ta đã được tôi luyện trong các cuộc chiến tranhnên rất nhạy cảm trong việc nhận diện kẻ thù. Sách lược, chiến lược và đường lốiquân sự của Đảng trong từng thời kỳ đề ra rất đúng đắn.Ngay từ khi kẻ thù mới xuất hiện trên tuyến biên giới Tây Nam, các Quân khu5,7,9 và đặc biệt là bộ chỉ huy quân sự các tỉnh dọc tuyến biên giới đã chủ động,cơ động lực lượng ngăn chặn địch xâm nhập, giúp đỡ nhân dân ở những nơi bịđịch tàn sát, giải quyết hậu quả. Vào đầu mùa thu năm 1977, trước khi chiến tranhbiên giới xảy ra, Bộ Tổng tham mưu đã điều động lực lượng theo thế bố trí chiếnlược mới trên phạm vi cả nước.Để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta,dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu và cácQuân khu phía Nam đã thành lập mới nhiều đơn vị từ sư đoàn bộ binh đến cácQuân đoàn độc lập. Sư đoàn bộ binh 309 sau này, đảm nhận địa bàn tỉnh Bát TamBăng trong mười năm làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia-cũng là một trong nhiềuđơn vị được thành lập trong giai đoạn này.Trong những tháng đầu năm 1978, trong khi c ả nước đang lo hàn gắn vết thươngchiến tranh-các công trường, nông trường, xí nghiệp hối hả xây dựng lại đất nước,thì những người lính chúng tôi cũng tất bật với bao công việc. Tất cả các đơn vịđều hướng về biên giới Tây Nam. Những đoàn xe chở cán bộ, bộ đội, lương thựcthực phẩm lao nhanh về mặt trận.Tháng 5 năm 1977 tôi đang công tác tại trường Hạ sĩ quan Quân khu 5 thì nhậnđược quyết định điều về làm trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh 31, thuộc sưđoàn bộ binh số 2.Trước diễn biến tình hình hết sức mau lẹ trên tuyến biên giới Tây Nam khiến tâmtrạng người lính chúng tôi có cái gì đó bàng hoàng, khó tả.Trên phạm vi tiếp giáp các vùng chiến lược, lực lượng tại chỗ và lực lượng cơđộng của ...