Danh mục

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA_5

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 88.14 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒACUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1888)Không thực hiện được đầy đủ âm mưu xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị tiến công ra Hà Nội lần thứ hai vào năm 1882. Lấy cớ triều đình Pháp vi phạm hiệp ước 1874, chính phủ Pháp tăng cường quân đội cho Bắc kỳ. Chủ chương của thực dân Pháp lúc này là sự suy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA_5CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒACUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1888)Không thực hiện được đầy đủ âm mưu xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất,thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị tiến công ra Hà Nội lần thứ hai vào năm1882. Lấy cớ triều đình Pháp vi phạm hiệp ước 1874, chính phủ Pháptăng cường quân đội cho Bắc kỳ. Chủ chương của thực dân Pháp lúcnày là sự suy yếu của triều đình Huế để dùng lực lượng quân sự làm áplực buộc phải công nhận nền bảo hộ Pháp trong cả nước.Chủ trương của triều đình Huế lần này cũng không khác gì lần trước.Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu một mặt tích cực tổ chức phòng thủ, mặtkhác cấp báo về Huế, xin tăng viện. Kết quả là triều đình không tánthành, cho phòng thủ như vậy là không phải lúc, địch sẽ lấy cớ gây sựthêm.Sau khi chiếm thành Hà Nội lần thứ 2, thừa cơ triều đình Huế tự hãmmình trong thế bị động, thương thuyết, quân Pháp mở rộng đánhchiếm nhiều tỉnh vùng đồng bằng. Nhưng ngay từ ngày đầu đánhchiếm, quân Pháp gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ của quân dân HàNội và khắp nơi ở Bắc Kỳ. Tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần thứ 2(19/5/1883). Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 làm cho quân dân cả nướcvô cùng phấn khởi, sẵn sàng xông lên tiêu diệt địch. Nghĩa quân các nơiquy tụ ngày càng đông dưới ngọn cờ chống Pháp của các quan lại chủchiến. Trong khi đó triều đình Huế vẫn tiếp tục hãm mình trong thế bịđộng thương thuyết, hạ lệnh triệt hết quân để tỏ rõ tín nghĩa với quânPháp và với hoà ước Giáp Tuất (1874).Về phía Pháp, lợi dụng thời cơ thuận lợi nên đã đẩy mạnh ý đồ xâmchiếm toàn bộ nước ta. Giữa tháng 7/1883 Pháp tiến hành họp bàn kếhoạch đánh lên Huế. Muốn đánh Huế phải lấy pháo đài Thuận An.Thái độ và hành động của nhà Nguyễn đã thể hiện rõ sự suy yếu, mấtlòng dân nhưng lại luôn ý thức đến quyền lợi của giai cấp mình. Do suyyếu mà sợ giặc mà mất lòng dân nên sợ cả dân. Có điều là sợ Pháp thìNhà nước Nguyễn bắt tay hoà hoãn Pháp đi đến đầu hàng Pháp, phảnbội quyền lợi dân tộc. Còn sợ dân thì nhà Nguyễn chống lại dân, từ bỏvai trò lãnh đạo, bỏ rơi thậm chí ngăn cản, phá hoại phong trào đấutranh chống Pháp của nhân dân.Giữa lúc thực dân Pháp chuẩn bị âm mưu đánh Huế thì ngày 17/7/1883vua Tự Đức băng hà sau 35 năm trị vì. Triều đình Huế đang đứng trướcmột thách thức mới: nội bộ rơi vào tình trạng lục đục, chia rẽ trong vấnđề tôn vương do Tự Đức không có con. Tình hình này đã tạo thêm cơhội thuận lợi cho Pháp.Vậy, trong quá trình cầm quyền Tự Đức là người đứng đầu chèo lái conthuyền dân tộc chống chọi với cơn bão táp xâm lược của thực dânPháp. Nhưng tàu nhỏ, sóng lớn nên con thuyền đó đã bị chìm, nhưngnhân dân thì không chìm giống nó mà vẫn hiên ngang bất khuất trướcthách thức kẻ thù. Trong suốt thời gian cầm quyền, Tự Đức là ngườiđứng đầu phe chủ hoà trong nội bộ Huế nên đã hoàn toàn lấn áp pháichủ chiến. Hành động của ông không ngoài gì khác là luôn tự hãm mìnhtrong thế bị động thương thuyết với Pháp để chuộc lại đất sau khi đãcắt nhượng cho Pháp trong mỗi lần thua cũng như thắng. Kết quả là đãđẩy nước ta ngày càng lệ thuộc vào Pháp.2.2.2. Giai đoạn 1883 – 1888 từ sau khi Dục Đúc lên ngôi đến khi lãnh tụphong trào Cần Vương bị bắtChớp thời cơ thuận lợi, triều đình Huế đang rối ren khi vua Tự Đức quađời, Pháp đánh thẳng vào Huế buộc triều đình đầu hàng. Sáng ngày18/8/1883, hạm đội Pháp do đô đốc Courbet (Cuốc bê) chỉ huy tiến vàocửa biển Thuận An đưa tối hậu thư buộc triều đình dao tất cả các pháođài phòng thủ bờ biển cho chúng. Quân ta kháng cự quyết liệt. Cuộcđấu pháo kéo dài 3 ngày liền. Tối chiều ngày 20/8, quân Pháp mới đổbộ lên được Thuận An. Được tin Thuận An mất vào tay Pháp, triều đìnhvội xin đình chiến. Phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành đến tìm giámmục Caspard (Cố Lộc) làm trung gian để điều đình. Harmand (Hácmăng) đòi các đồn phải giải giới từ cửa Thuận An lên Huế. Sau đóHarmand đi ngay Huế buộc triều đình ký vào bảng điều ước đã đượcthảo sẵn gồm 27 khoản rất nặng. ở ngôi vua lúc này là Hiệp Hoà.Công việc của Viện Cơ mật hầu như chỉ do hai đại thần Nguyễn VănTường, Tôn Thất Thuyết đảm nhận (phái chủ chiến), phụ chính TrầnTiễn Thành (phái chủ hoà) vì hai chân đau buốt khó đi lại nên xin miễnkhông phải vào chầu. Mọi việc của Viện Cơ mật đều do hai phụ chính(phe chủ chiến) quyết định. Hai ông này chủ trương lấy tấn công làmphòng thủ ở cửa Thuận AnKhi Thuận An thất thủ, vua liền ngả hoàn toàn theo phái chủ hoà vì lo sợgiặc. Lúc này trong các quan của Viện Cơ mật và Bộ binh, người chiếmưu thế lại chính là Trần Tiễn Thành và bên cạnh ông ta còn có mộtngười mang nặng tư tưởng chủ hoà khác ấy là Thượng thư bộ lạiNguyễn Trọng Hợp, người mới được Hiệp Hoà bổ sung vào Viện Cơmật.Hiệp ước Harmand được kí kết ngày 25/8/1883. Theo điều ước này,Nam triều chính thức công nhận chịu quyền bảo hộ của nước Pháp,công việc ngoại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: