![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Nối tiếp phần 1, phần 2 cuốn sách Cuộc đời bất tử của Henrieatta Lacks trình bày các nội dung còn lại như sau: phần 3: sự bất tử, cuộc sống hiện tại của các nhân vật,...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cuộc đời bất tử của Henrietta Lacks: Phần 2 PHẦN IIISỰ BẤT TỬ 23 “NÓ VẪN CÒN SỐNG” Vào một ngày mù sương năm 1973, trong căn nhà bằnggạch màu nâu cách nhà mình năm nhà, Bobbette Lacks đangngồi bên chiếc bàn ăn của cô bạn Gardenia. Anh trai của chồngGardenia từ Washington, D.C. đến thăm họ, và họ vừa dùngxong bữa trưa. Khi Gardenia đang rửa bát loảng xoảng trongbếp, anh trai của chồng Gardenia đã hỏi về nghề nghiệp củaBobbette. Khi Bobbette trả lời chị đang làm điều dưỡng ở Bệnhviện Thành phố Baltimore, anh ta đáp: “Thật sao? Tôi làm ởViện Ung thư Quốc gia”. Họ trò chuyện về y học và cây cối của Gardenia – chúng đượcđặt đầy ở các bậu cửa sổ và mặt bàn. “Những chậu cây này sẽchết nếu chúng ở trong nhà của tôi”, Bobbette nói, và họ bậtcười. “Chị đến từ đâu?” – anh ta hỏi. “Bắc Baltimore”. “Thật ư, tôi cũng vậy. Họ của chị là gì?” “Họ của tôi từng là Cooper. Nhưng họ chồng của tôi là Lacks”. “Họ của chị là Lacks?” “Phải. Có chuyện gì sao?” “Thật thú vị”, anh ta đáp. “Tôi đã làm việc với các tế bào nàysuốt nhiều năm trong phòng thí nghiệm, và tôi vừa đọc một bàibáo nói chúng được lấy từ một người phụ nữ có tên HenriettaLacks. Tôi chưa từng nghe thấy cái tên ấy ở đâu khác”. Bobbette cười. “Mẹ chồng của tôi tên Henrietta Lacks. Nhưngtôi biết là anh đang nói về người khác. Bà ấy đã mất gần 25 nămrồi”. “Henrietta Lacks là mẹ chồng của chị? Có phải bà ấy chết vìbệnh ung thư cổ tử cung?” Nụ cười của Bobbette tắt lịm. Chị lớn tiếng hỏi: “Tại sao anhbiết?” “Các tế bào trong phòng thí nghiệm của tôi hẳn được lấytừ bà ấy”, anh ta đáp. “Chúng được lấy từ một người phụ nữ dađen tên Henrietta Lacks, người đã chết vì ung thư cổ tử cung tạiHopkins vào những năm 1950”. “Cái gì?” – Bobbette nói, nhảy dựng khỏi ghế. “Ý anh là gì khinói anh có các tế bào của bà ở phòng thí nghiệm của anh?” Anhta giơ tay lên như thể muốn nói: Ồ, bình tĩnh lại nào. “Tôi đã muachúng từ một nhà cung cấp như tất cả những người khác”. “Tất cả những người khác? Ý của anh là gì?” – Bobbette quát.“Nhà cung cấp nào? Ai có các tế bào của mẹ chồng tôi?” Đó thật là một cơn ác mộng. Chị ấy đã đọc trên báo vềchương trình nghiên cứu ở Tuskegee vừa bị chính phủ đình chỉsau 40 năm, và giờ anh của chồng Gardenia nói Hopkins giữ chomột phần của Henrietta sống sót và các nhà nghiên cứu ở khắpnơi đang làm thí nghiệm trên bà, trong khi gia đình họ khônghề hay biết. Như thể tất cả những câu chuyện rùng rợn mà chịđược nghe về Hopkins từ lúc mới lọt lòng bỗng trở thành hiệnthực, và nó đang diễn ra với chị. Chị ấy nghĩ, Nếu họ đang làmnghiên cứu trên cơ thể Henrietta, chẳng mấy chốc họ sẽ tìm đến cáccon của bà, và có lẽ cả cháu của bà nữa. Anh của chồng Gardenia nói với Bobbette rằng các tế bào củaHenrietta đang không ngừng được nhắc đến trên các bản tin vìchúng đang gây rắc rối bằng cách lây nhiễm vào môi trườngnuôi cấy các tế bào khác. Nhưng Bobbette chỉ không ngừng lắcđầu và nói: “Tại sao không ai nói với gia đình của bà rằng mộtphần của bà vẫn còn sống?” “Ước gì tôi biết”, anh ta nói. Như hầu hết các nhà nghiên cứu,anh ta chưa bao giờ nghĩ đến liệu người phụ nữ đằng sau HeLacó cho chúng một cách tự nguyện hay không. Bobbette chào tạm biệt và chạy về nhà, mở tung cửa vào cănbếp, hét lên với Lawrence: “Một phần của mẹ anh, nó vẫn cònsống!” Lawrence gọi cho bố để nói với ông những gì Bobbette đãnghe được. Day không biết phải nghĩ gì về nó. Henrietta vẫn cònsống? – ông tự nhủ. Nó không hợp lý một chút nào. Ông đã nhìnthấy thi thể của bà trong tang lễ ở Clover. Họ đã đào nó lên ư?Hay họ đã làm gì với bà ấy trong lúc giải phẫu tử thi? Lawrence gọi cho tổng đài ở Hopkins, nói: “Tôi gọi đến vềchuyện của mẹ tôi, Henrietta Lacks – các ông giữ một phần củabà ấy ở đó”. Khi nhân viên trực không thể tìm thấy thông tin củabệnh nhân tên Henrietta Lacks, Lawrence cúp máy và khôngbiết phải gọi cho ai khác. Không lâu sau khi Lawrence gọi đến Hopkins, vào tháng 6năm 1973, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tập trung quanhchiếc bàn ở Hội nghị Quốc tế Lần đầu tiên về Lập Biểu đồ GenNgười tại Đại học Yale – bước đầu tiên hướng đến Dự án Giải mãBộ Gen Người. Họ đang bàn cách ngăn chặn sự lây nhiễm HeLakhi có người chỉ ra rằng tất cả các rắc rối có thể được giải quyếtnếu họ tìm được những chỉ thị di truyền cá biệt của Henrietta vàdùng chúng để phân biệt tế bào nào là của bà, tế bào nào khôngphải. Nhưng để làm vậy, họ cần các mẫu DNA của gia đình bà –tốt nhất là của chồng cũng như con cái – để so sánh DNA của họvới HeLa và lập biểu đồ các gen của Henrietta. Victor McKusick, một trong các nhà khoa học đầu tiên côngkhai tên của Henrietta, tình cờ là một trong những người có mặtở đó. Ông nói mình có thể trợ giúp. Ông nói: chồng và các concủa Henrietta vẫn đang là bệnh nhân ở Hopkins nên không quákhó để tìm họ. Dưới tư cách một bác sĩ ở Hopkins, McKusick cóquyền truy cập bệnh án ...