Danh mục

CUỘC ĐỜI- VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN DU

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 251.82 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuộc đời Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan. Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CUỘC ĐỜI- VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN DU CUỘC ĐỜI- VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NGUYỄN DU Cuộc đời Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long.Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc HàTây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làngTiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thờiLê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan. Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làmquan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê... Ngoài làmột đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. ÔngNghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai[1]. Người con trưởng là NguyễnKhản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước ToảnQuận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân vớichúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấnthủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn đượcgọi là Chiêu Bảy. Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạlàm chức câu kế, [2], người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộctỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bàsinh được năm con, bốn trai và một gái.[3]. Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dàikhông quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và cácanh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ôngKhản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)). Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”:Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là TrịnhTông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi,ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sửgọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốnlên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh emNguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã. Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽgì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên,không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, NguyễnDu được tập ấm[4] một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên. Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà. Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân raBắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Ducũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quêvợ[5], quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ ĐoànNguyễn Tuấn (1750-?). Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định,chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưađi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy,bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài chođến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thìông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn. Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc KhoáiChâu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, naythuộc Hà Nội). Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đếncửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc. Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ. Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương. Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình. Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc. Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ. Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lạiđược cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột(trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinhđô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820[6] Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền,tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh)[7]. [sửa] Tác phẩm [sửa] Khái quát Xét về nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đềcao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắccủa tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bấthạnh (xem: Văn tế thập loại chúng sinh, Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả v.v.). Cáinhìn nhân đạo này khiến ông được đánh giá là “ tác giả tiêu ...

Tài liệu được xem nhiều: