Danh mục

Cuộc họp đánh giá lần 6 công ước an toàn hạt nhân và những kết quả đạt được của đoàn Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 377.51 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo Ủy nhiệm thư của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ngày 14/3/2013, Đoàn Việt Nam dưới sự dẫn đầu của ông Lê Chí Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) đã tham dự Cuộc họp đánh giá (Review Meeting) lần 6 theo Công ước An toàn hạt nhân (CNS)1 từ ngày 24/3-4/4/2014 tại Viên (Áo). Tham gia đoàn công tác còn có ông Nguyễn An Trung, Trưởng phòng An toàn hạt nhân, Cục ATBXHN và ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Tham tán công sứ, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Áo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cuộc họp đánh giá lần 6 công ước an toàn hạt nhân và những kết quả đạt được của đoàn Việt Nam CUỘC HỌP ĐÁNH GIÁ LẦN 6 CÔNG ƯỚC AN TOÀN HẠT NHÂN VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐOÀN VIỆT NAM Lê Chí Dũng, Nguyễn An Trung Cục An toàn bức xạ và hạt nhân Nguyễn Mạnh Tuấn Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Áo Theo Ủy nhiệm thư của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ngày 14/3/2013, Đoàn Việt Nam dưới sự dẫn đầu của ông Lê Chí Dũng, Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) đã tham dự Cuộc họp đánh giá (Review Meeting) lần 6 theo Công ước An toàn hạt nhân (CNS)1 từ ngày 24/3-4/4/2014 tại Viên (Áo). Tham gia đoàn công tác còn có ông Nguyễn An Trung, Trưởng phòng An toàn hạt nhân, Cục ATBXHN và ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Tham tán công sứ, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Áo. Cuộc họp đánh giá lần 6 có sự tham dự của 69/76 quốc gia thành viên Công ước. Cơ quan Năng lượng hạt nhân NEA/OECD tham dự với tư cách quan sát viên. Ghi chú ảnh: Phiên khai mạc cuộc họp đánh giá lần 6 Công ước An toàn hạt nhân, ngày 24/3/2014 tại Trụ sở IAEA, Vienna, Áo Để chuẩn bị cho cuộc họp đánh giá lần này, Việt Nam đã gửi Báo cáo quốc gia theo quy định của CNS. Báo cáo quốc gia được gửi đăng tải trên Website của CNS và đã nhận được 79 câu hỏi của các quốc gia thành viên. Việt Nam đã trả lời tất cả các câu hỏi theo hạn định. Ngoài các phiên họp toàn thể, cuộc họp đánh giá CNS có các phiên họp nhóm (viết tắt là CG). Theo các cuộc họp trù bị trước đó, cuộc họp đánh giá lần 6 được tổ chức thành 6 CG. Mỗi CG bao gồm các quốc gia có chương trình điện hạt nhân với phạm vi khác nhau, các quốc gia không có điện hạt nhân và các quốc gia đang phát triển chương trình điện hạt nhân. Việt Nam thuộc nhóm 1 (CG1). 1 Thông tin bổ sung: Công ước An toàn hạt nhân (CNS), có hiệu lực từ ngày 24/10/1996. Mục tiêu của Công ước là hướng dẫn bảo đảm duy trì an toàn hạt nhân ở mức độ cao trên toàn thế giới. Công ước không mang tính bắt buộc, mà khuyến khích các bên tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn được quốc tế công nhận. Việt Nam ký tham gia CNS từ năm 2010. Sau khi trở thành thành viên chính thức, Việt Nam đã tham gia cuộc họp đánh giá lần thứ 5 (năm 2011) và cuộc họp bất thường sau sự cố Fukushima (năm 2012). 37 Tập san Thông tin pháp quy hạt nhân số 3/2014| VARANS I. CÁC PHIÊN HỌP TOÀN THỂ 1. Phiên họp toàn thể sáng ngày 24/3/2014 Phát biểu khai mạc, Phó Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Denis Flory nhấn mạnh những nỗ lực mà IAEA và các quốc gia thành viên đã thực hiện sau 3 năm xảy ra tai nạn Fukushima về các vấn đề tăng cường an toàn hạt nhân, ứng phó sự cố và bảo vệ bức xạ, tiến hành các cuộc đánh giá đồng cấp (peer review mission) và tăng cường khung pháp lý quốc tế. Chủ tịch của Cuộc họp đánh giá lần 6, ông André-Claude Lacoste, nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc họp đánh giá là cơ hội để các quốc gia thành viên cùng thảo luận và đưa ra những giải pháp tăng cường an toàn hạt nhân trên toàn thế giới. Trong phát biểu của mình, ông André-Claude Lacoste mong muốn cuộc họp đánh giá lần 6 sẽ đạt được 3 mục tiêu chính: - Có những thảo luận chất lượng cao, sôi động với phạm vi rộng, trong đó có những cam kết mang tính thực chất bởi tất cả các quốc gia thành viên; - Cải thiện cơ chế hoạt động và nâng cao hiệu quả của Công ước CNS; - Thống nhất quan điểm về các bài học thu được sau sự cố Fukushima. 2. Phiên họp toàn thể trong tuần từ 31/3-4/4/2014 Phiên họp toàn thể trong tuần từ 31/3-4/4/2014 (sau khi kết thúc họp nhóm) đề cập tới các vấn đề sau đây: a) Các hành động của cộng đồng an toàn hạt nhân sau sự cố Fukushima Sau khi đã được thống nhất tại Phiên họp bất thường lần 2 (năm 2012), các quốc gia thành viên đã thông qua kế hoạch hành động thực hiện sau sự cố Fukushima, đưa việc thực hiện kế hoạch vào báo cáo quốc gia cũng như báo cáo tại hội nghị. Về cơ bản, hành động của các quốc gia bao gồm: tăng cường các biện pháp và thiết kế an toàn cho các NMĐHN đang hoạt động, cải thiện công tác chuẩn bị và ứng phó sự cố, tăng cường khung pháp quy quốc gia bảo đảm tính độc lập và năng lực của cơ quan pháp quy, rà soát và sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế thông qua các đoàn đánh giá đồng cấp (peer review mission) và trao đổi thông tin. Cuộc họp ghi nhận: giữa các quốc gia vẫn tồn tại sự khác biệt về mục tiêu, ưu tiên và tiến trình thực hiện các biện pháp tăng cường an toàn. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự khác biệt là: điều kiện tự nhiên khác nhau, trong đó có các sự kiện tự nhiên cực đoan, cách tiếp cận khác nhau trong hoạt động pháp quy. Cuộc họp đã thống nhất việc thiết lập và sử dụng mục tiêu an toàn chung cho việc thực hiện các biện pháp tăng cường an toàn. Các báo cáo cho thấy, các quốc gia đang tập trung nguồn lực vào việc giải quyết các mối nguy hại tự nhiên, mà đôi khi có thể không lưu ý đúng mức đến nguy hại do con người gây ra. Một số biện pháp đã được thực hiện để duy trì tính toàn vẹn của boong-ke lò, trong đó có sử dụng khái niệm duy trì vùng hoạt bên trong thùng lò (in-vessel core retention). Tuy nhiên, biện pháp này còn nhiều yếu tố bất định cần phải được đánh giá. Báo cáo cũng cho thấy, các bài học thu được sau sự cố Three Mile Island trong việc duy trì tính toàn vẹn của boong-ke lò chưa được một số quốc gia áp dụng một cách đầy đủ. b) Đề xuất sửa đổi CNS của Thụy Sỹ Đề xuất của Thụy Sỹ là bổ sung thêm một khoản mới trong Điều 18 của Công ước (về thiết kế và xây dựng NMĐHN), cụ thể “Nuclear power plants shall be designed and constructed with th ...

Tài liệu được xem nhiều: