Danh mục

Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.81 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuộc nổi dậy Phan Bá VànhCuộc nổi dậy Phan Bá Vành (bắt đầu: 1821?, kết thúc: 1827) là cuộc nổi dậy do Phan Bá Vành lãnh đạo nhằm chống lại đường lối cai trị của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. 1. Bối cảnh & nguyên nhân: Mặc dù các vua đầu triều Nguyễn có nhiều cố gắng, nhưng các mặt nông, công, thương,... đều suy đốn và đình trệ, làm cho các tầng lớp nhân dân mà đại bộ phận là dân lao động nghèo lâm vào cảnh sống ngày càng cơ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành Cuộc nổi dậy Phan Bá VànhCuộc nổi dậy Phan Bá Vành (bắt đầu: 1821?, kết thúc: 1827) là cuộc nổidậy do Phan Bá Vành lãnh đạo nhằm chống lại đường lối cai trị của nhàNguyễn ở nửa đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.1. Bối cảnh & nguyên nhân:Mặc dù các vua đầu triều Nguyễn có nhiều cố gắng, nhưng các mặt nông,công, thương,... đều suy đốn và đình trệ, làm cho các tầng lớp nhân dân màđại bộ phận là dân lao động nghèo lâm vào cảnh sống ngày càng cơ cực.Chẳng những nhà Nguyễn không cải thiện được tình tình mà trái lại, ngàycàng thêm rối ren. Nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giới địa chủ,nạn những nhiễu của giới quan lại, chế độ thu tô thuế và lao dịch khắcnghiệt, thêm vào đó là nạn thiên tai và ôn dịch xảy ra luôn...tất cả đã làm chomâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, càng làm bùng lên làn sóng đấu tranhquyết liệt của các tầng lớp nhân dân nghèo đói ở khắp mọi miền đất nướcchống lại chế độ cai trị của nhà Nguyễn.Căn cứ sử biên niên của triều Nguyễn, thì chỉ tính trong nửa đầu thế kỷ 19đã có gần 400 cuộc nổi dậy, trong đó riêng thời Minh Mạng có tới 254 cuộc,lớn nhất là các cuộc nổi dậy của: Lê Văn Khôi (1833-1836), Nông Văn Vân(1833-1836), Lê Duy Lương (1832-1838) và cuộc nổi dậy này.Trong Đặng gia thế phả có đoạn chép:...Nhân lúc triều Nguyễn nhu nhược, chuyên lo dùng của cải xây đắp thànhquách cung điện, bê trễ đê điều, đồng ruộng nông trang luôn năm lụt lội,dân tình đói rách, làng mạc điêu tàn, nhũng loạn khắp nơi...Có ông Phan BáVành ở miền Thái Bình, nhân nạn đói năm 1821[1] tập hợp dân chúngchống lại triều đình, được dân đi theo, lập căn cứ chính ở Trà Lũ.2. Sơ lược thân thế Ba Vành:Phan Bá Vành (?-1827) [2], tục gọi Ba Vành (vì là con thứ ba trong giađình), sinh trưởng tại làng Minh Giám [3], thuộc huyện Vũ Tiên (nay làhuyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Cha ông làm nghề chèo đò và nuôi bán cágiống, nhưng vì cha mất sớm nên Phan Bá Vành phải sớm đi làm thuê đểphụ nuôi sống gia đình. Trong một bài vè ở Thái Bình có câu:Minh Giám quê của Ba VànhMẹ tên là Vẻ, cha sinh chèo đò [4]Thêm nghề bán cá con so,Vành trên lưng mẹ nằm thò cổ ra...Tương truyền, Phan Bá Vành là người rất khỏe mạnh, giỏi võ nghệ và có tàiném lao.3. Diễn biến cuộc nổi dậy:Bất mãn vì đường lối cai trị của nhà Nguyễn, khoảng năm 1821, Phan BáVành tập hợp dân nghèo khổ vùng Nam Định, Thái Bình (tức vùng SơnNam Hạ cũ) nổi dậy chống triều đình nhà Nguyễn.Với chủ trương lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, ngay từ giai đoạnđầu, người đi theo đã có hơn 5.000, về sau thêm mấy ngàn quân của thủ lĩnhBa Hùm (người Mường) từ thượng du Thanh Hóa cùng với quân nổi dậy ởcác tỉnh lân cận kéo đến hiệp lực, thì lực lượng của ông đã lên đến hàng vạn.Những năm 1824-1825, nạn đói diễn ra ở Hải Dương, Sơn Nam; khiến dânnghèo theo ông càng đông. Lại được sự giúp đỡ của Nguyễn Hạnh (tướng cũcủa nhà Tây Sơn, được Ba Vành phong chức hữu quân)[5], Võ Đức Cát(quan nhà Nguyễn bị cách chức)[6], Ba Hùm (thủ lĩnh người Mường)...vàmột số nhân vật có tiếng ở địa phương như Trần Bá Hựu, Hai Đáng, ChiêuLiễn,...nên thanh thế Ba Vành ngày càng tăng.Bởi vậy sau này trong Vè Ba Vành ở vùng Thái Bình có câu:Nghênh ngang một cõi biên thùy,Thiếu gì tướng tá, thiếu gì binh lương...Tháng 2 (âm lịch) năm Minh Mạng thứ 7 (1826), từ đại bản doanh tại thônPhú Nhai, thuộc làng Trà Lũ, Phan Bá Vành dẫn quân đi đánh chiếm đồnTrà Lý và đồn Lân Hải (Kiến Xương, thuộc Thái Bình), giết được hai viênthủ ngự sứ là Đặng Đình Liễu và Nguyễn Trung Diễn. Tiếp đó, thủ lĩnh BaVành cho quân đánh lan ra vùng Kiến Xương, Vũ Tiên, Chân Ninh (thờiThành Thái đổi thành Trực Ninh)...Trấn thủ Sơn Nam Lê Mậu Cúc hayđược, mang quân đến đàn áp. Hai bên giao chiến ác liệt tại Cồn Tiên (TiềnHải). Đến khi trấn thủ Cúc tử trận, thì quân triều quăng vũ khí, bỏ thuyền bèmà chạy cả.Nghe tin cấp báo, vua Minh Mạng sai thống chế Trương Phúc Đặng kéoquân ra Bắc để tiễu trừ. Đến nơi, tướng Phúc Đặng cho quân đánh bất ngờGiao Thủy. Thua trận, quân sư Vũ Đức Cát chạy ra An Quảng, rồi đến xãĐông Hào thì bị bắt và bị giết ngay.Tháng 12 (âm lịch) năm ấy, Phan Bá Vành và Nguyễn Hạnh lại tập hợpđược hơn 5.000 quân, mang đi tấn công vào hai huyện là Tiên Minh và NghiDương thuộc tỉnh Hải Dương. Tiếp theo, hai ông liên kết với nhóm Tàu Ôđể mở rộng hoạt động ra các vùng ven biển thuộc vịnh Bắc Bộ.Liệu chống không nổi, trấn thủ Hải Dương là Nguyễn Đăng Huyên lại phảicầu cứu đến triều đình Huế. Vua Minh Mạng liền thăng cho Trương VănMinh làm tiền phong đô thống chế chuyên quản lính Bắc thành, để hiệpđồng với tham hiệp Nghệ An là Nguyễn Hữu Thận coi việc quân.Không yên tâm, nhà vua lại chuẩn cho tham hiệp Thanh Hóa là NguyễnCông Trứ, tham biện Nghệ An Nguyễn Đức Nhuận, quản cơ Thanh Hóa VũVăn Bảo, quản cơ Nghệ An Trương Văn Tín cùng mang quân thủy bộ và 14chiến thuyền ra gấp Hải Dương hội tiễu.Mặc dù vậy, đầu năm Đinh Hợi (1827), quân Ba Vành vẫn kiên trì hoạt độngm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: