Danh mục

Cường giáp (Phần 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 148.87 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Triệu chứng của cường giáp là gì? Cường giáp được gợi ý bằng một số dấu hiệu và triệu chứng. Bệnh nhân nhẹ thường không có triệu chứng. Ở bệnh nhân trên 70 tuổi, biểu hiện kinh điển cũng có thể không thấy được. Nói chung, các triệu chứng càng rõ ràng thì tình trạng bệnh càng xấu đi. Các triệu chứng thường liên quan đến tăng chuyển hoá cơ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cường giáp (Phần 2) Cường giáp (Phần 2) Triệu chứng của cường giáp là gì? Cường giáp được gợi ý bằng một số dấu hiệu và triệu chứng. Bệnh nhânnhẹ thường không có triệu chứng. Ở bệnh nhân trên 70 tuổi, biểu hiện kinh điểncũng có thể không thấy được. Nói chung, các triệu chứng càng rõ ràng thì tìnhtrạng bệnh càng xấu đi. Các triệu chứng thường liên quan đến tăng chuyển hoá cơthể. Các triệu chứng phổ biến nhất được liệt kê dưới đây:  Tăng tiết mồ hôi.  Không chịu được nóng.  Tăng nhu động ruột.  Run.  Lo lắng, kích thích.  Nhịp tim nhanh.  Sụt cân.  Mệt.  Giảm tập trung. Ở bệnh nhân trẻ, nhịp tim nhanh, không đều và suy tim có thể xảy ra. Cómột số trường hợp nặng, nếu không điều trị kịp thời sẽ đưa đến cơn “ bảo giáp”,bao gồm cao huyết áp, sốt, suy tim. Chẩn đoán cường giáp như thế nào ? Nghi ngờ cường giáp khi một người có triệu chứng run tay, đổ mồ hôinhiều, da ẩm mịn, có thể có phù quanh mi mắt, lồi mắt. Diễn tiến của những triệuchứng này thường dễ phát hiện. Còn ở người già triệu chứng cường giáp thườngkín đáo. Trong mọi trường hợp xét nghiệm máu là rất cần thiết để chẩn đoán bệnh. Hormon tuyến giáp có thể được đo trực tiếp và thường tăng cao trongcường giáp. Tuy nhiên, công cụ chính để phát hiện cường giáp lại là đo TSH trongmáu. TSH được bài tiết từ tuyến yên, nếu hormon tuyến giáp được bài tiết quámức, TSH sẽ có tác dụng điều hoà làm giảm hormon xuống. Khi TSH giảmxuống, thì tuyến giáp lại bài tiết hormon trở lại. Do đó, đo lượng TSH có thể giảmhoặc không phát hiện được trong trường hợp cường giáp. Tuy nhiên, cũng cónhững trường hợp ngoại lệ. Nếu lượng hormon tuyến giáp được bài tiết nhiều quáthường là do u tuyến yên bài tiết TSH, khi đó lượng TSH tăng cao một cách bấtthường. Lúc này người ta gọi là cường giáp thứ phát ( tức là do nguyên nhân tạituyến yên chứ không phải tại tuyến giáp). Mặc dù xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh cường giáp, nhưng nó khônggiúp chỉ điểm đặc hiệu nguyên nhân gây ra cường giáp. Biểu hiện ở mắt gần nhưchắc chắn để chẩn đoán bệnh Graves ( còn gọi là bệnh Basedow). Chụp CTscantuyến giáp kết hợp với tìm kháng thể giúp chẩn đoán nguyên nhân gây cường giáp.Các phương pháp này được lựa chọn tuỳ trường hợp. Điều trị cường giáp như thế nào? Các phương pháp điều trị cường giáp bao gồm :  Điều trị triệu chứng.  Thuốc kháng giáp.  Iodine phóng xạ.  Mỗ.  Điều trị triệu chứng Đó là những thuốc có thể dùng ngay để điều trị triệu chứng do tăng hormontuyến giáp quá mức, cũng như thuốc điều trị nhịp tim nhanh. Một trong những loạithuốc chính được sử dụng để điều trị triệu chứng này là thuốc ức chế bêta (inderal,Tenormin, Lopressor). Các thuốc này có tác dụng chống lại sự tăng chuyển hoádo hormon tuyến giáp gây ra. Bác sĩ là người quyết định đưa ra phác đồ điều trịdựa trên một số thay đổi bao gồm nguyên nhân của cường giáp, tuổi người bệnh,kích thước tuyến giáp và các bệnh lý phối hợp. Thuốc kháng giáp Có 2 loại thuốc kháng giáp chính có thể được sử dụng : methimazole(Tapazole), propylthiouracil ( PTU). Những thuốc này sẽ tích tụ ở mô tuyến giápvà ức chế bài tiết hormon tuyến giáp. Ngoài ra PTU còn ức chế sự chuyển T4thành T3 hoạt động. Nguy cơ chính có thể có khi dùng các loại thuốc này là làmgiảm bạch cầu của tủy xương (mất bạch cầu hạt ). (Bạch cầu là loại tế bào máu rấtcần thiết cho cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng ). Người ta không thể khẳng địnhđược khi nào có phản ứng phụ xảy ra. Vì vậy việc xét nghiệm thuốc trong máuthường không có lợi. Điều quan trọng đối với người bệnh là phải biết khi nào bịsốt, đau họng và bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện khi đang dùng thuốc thì lập tứcđến khám bác sĩ. Nguy cơ giảm bạch cầu hạt dưới 1%. Thường người bệnh sẽ phảitheo đuổi việc điều trị kháng giáp hàng tháng, người bệnh được theo dõi cho đếnkhi tuyến giáp về bình thường. Một khi lượng hormon giáp trong máu ổn định,bệnh nhân có thể đến khám bác sĩ mỗi 3 tháng một lần, nếu đã có kế hoạch điềutrị. Thường thì việc điều trị kháng giáp lâu dài chỉ áp dụng cho bệnh nhân bịbệnh Graves, vì vậy hiện nay bệnh này thuyên giảm theo thời gian nhờ vào điều trịbằng xạ trị hoặc mỗ. Sau 1-2 năm điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 40-70%. Khi đãkhỏi bệnh, tuyến giáp không lớn thì việc điều trị bằng thuốc kháng giáp là khôngcần thiết. Các nghiên cứu mới đây cũng cho thấy việc dùng kết hợp thuốc viênhormon tuyến giáp với chế độ ăn uống thường có tỷ lệ khỏi bệnh cao. Liều caothuốc kháng giáp có thể được dùng kết hợp với thuốc ức chế miễn dịch ở người bịbệnh Graves. Phương pháp điều trị này vẫn còn bàn cãi Khi ngưng điều trị, bệnh nhân sẽ tiếp tục đến khám bác sĩ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: