Danh mục

CYTOKINE (Kỳ 11) C

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.65 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các cytokine và bệnh Các khiếm khuyết trong các hệ thống điều hoà rất hoàn hảo kiểm soát sự xuất hiện của các cytokine và các thụ thể dành cho cytokine đã gây ra những biến chứng trong một số bệnh. Sự xuất hiện quá nhiều hay quá ít của một cytokine tương ứng hay không tương ứng hoặc của thụ thể dành cho cytokine cũng có thể góp phần vào việc tạo ra một quá trình bệnh lý. Trong phần này chúng ta sẽ đề cập đến một số bệnh do nguyên nhân bất thường về cytokine và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CYTOKINE (Kỳ 11) C CYTOKINE (Kỳ 11) Các cytokine và bệnh Các khiếm khuyết trong các hệ thống điều hoà rất hoàn hảo kiểm soát sựxuất hiện của các cytokine và các thụ thể dành cho cytokine đã gây ra những biếnchứng trong một số bệnh. Sự xuất hiện quá nhiều hay quá ít của một cytokinetương ứng hay không tương ứng hoặc của thụ thể dành cho cytokine cũng có thểgóp phần vào việc tạo ra một quá trình bệnh lý. Trong phần này chúng ta sẽ đề cậpđến một số bệnh do nguyên nhân bất thường về cytokine và khả năng sử dụngcytokine trong điều trị. Sốc do nhiễm khuẩn Vai trò của sự xuất hiện quá nhiều cytokine trong quá trình sinh bệnh họccó thể được minh hoạ bằng trường hợp sốc do nhiễm khuẩn. Trạng thái bệnh lýnày có thể phát triển trong vòng vài giờ sau khi nhiễm một số vi khuẩn gram âmnhất định như E. coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa,Enterobacter aerogenes và Neisseria meningitidis. Các triệu chứng sốc nhiễmkhuẩn, thường dẫn tới tử vong, bao gồm tụt huyết áp, sốt, ỉa chẩy và xuất hiện cáccục máu đông rải rác trong các cơ quan khác nhau. Tần xuất xuất hiện sốc trongcác trường hợp nhiễm vi khẩn gram âm khá cao, ước tính vào khoảng 5 trong số1.000 bệnh nhân vào viện. Tỷ lệ tử vong cũng cao và điều trị bằng các kháng sinhthông thường ít có kết quả. Sốc do nhiễm khuẩn xuất hiện khi các nội độc tố trong thành phần thànhcủa tế bào vi khuẩn kích thích các đại thực bào sản xuất quá nhiều IL-1 và TNF-(.Lượng IL-1 và TNF tăng gây ra sốc nhiễm khuẩn. Trong một nghiên cứu đã chothấy nồng độ của TNF-( ở bệnh nhân tử vong do viêm màng não cao hơn so với ởbệnh nhân khỏi bệnh. Hơn thế nữa chúng ta có thể tạo ra một trạng thái giống nhưsốc do nhiễm khuẩn ở các trường hợp không nhiễm vi khuẩn gram âm bằng cáchtiêm TNF-( tái tổ hợp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hy vọng sử dụng cáckháng thể đơn clone hoặc các chất đối kháng để trung hoà hoạt tính của TNF-(hoặc IL-1 có thể dự phòng được các trường hợp sốc do nhiễm khuẩn này. Trên cácmô hình động vật cho thấy kháng thể đơn clone kháng TNF-( có thể dự phòngđược sốc khi đưa một liều chí tử nội độc tố vào cơ thể động vật. Một nghiên cứukhác cũng cho thấy khi tiêm chất đối kháng thụ thể dành cho IL-1 tái tổ hợp, chấtnày có thể ngăn cản sự gắn của IL-1 vào thụ thể của nó, có tác dụng làm giảm rõrệt tỷ lệ tử vong do sốc do nhiễm khuẩn ở thỏ. Người ta hy vọng rằng các kết quảnghiên cứu thực nghiệm này sẽ có ích về phương diện trị liệu trong điều trị cáctrường hợp sốc do nhiễm khuẩn ở người. Sốc do độc tố của vi khuẩn và các bệnh liên quan Một số vi sinh vật khác nhau sản xuất ra các độc tố hoạt động như các siêukháng nguyên kích thích một số lượng lớn các tế bào T không tương ứng với tínhđặc hiệu kháng nguyên của chúng. Như đã trình bầy trong chương kháng nguyên,các siêu kháng nguyên gắn một cách tự nhiên vào một phân tử MHC lớp II và vàovùng V( của thụ thể trên tế bào T, hoạt hoá tất cả các tế bào T mang các peptidethuộc họ V( đặc biệt (hình 4.15). Khác với các kháng nguyên thông thường, siêukháng nguyên không bị nuốt vào, chế biến và trình diện bởi các tế bào trình diệnkháng nguyên. Thay vào đó nó gắn trực tiếp vào phân tử MHC lớp II và có vẻ nhưlà gắn vào mặt ngoài của vạt gắn kháng nguyên của phân tử MHC. Khi mà siêukháng nguyên đã được gắn vào phân tử MHC lớp II, nó gắn vào phần đặc biệt củachuỗi V( của thụ thể trên tế bào T. Khác với đáp ứng của tế bào T với các khángnguyên thông thường đó là bị giới hạn bởi MHC, các tế bào T có thể bị các siêukháng nguyên hoạt hoá và gắn vào các phân tử MHC khác gene đồng loài và thậmtrí dị loài. Vì lẽ đó các siêu kháng nguyên có vẻ như đi ngược lại với qui luật cănbản của việc hoạt hoá các tế bào T đó là phải giới hạn bởi MHC. Sự tương tác củasiêu kháng nguyên với thụ thể trên tế bào T có vẻ liên quan đến các vùng củachuỗi V( và các vùng này nằm cách xa hẳn các vùng xác định bổ cứu của thụ thểtrên tế bào T, điều này cho thấy rằng các siêu kháng nguyên tương tác với một vịtrí khác hẳn vị trí gắn với phức hợp kháng nguyên thông thường-phân tử MHCtrên thụ thể của tế bào T. Người ta cho rằng siêu kháng nguyên gắn vào một vùngnằm trên nếp gấp ( bộc lộ về phía bên của thụ thể trên tế bào T. Siêu kháng nguyênhoạt hoá một số lượng lớn các lympho T. Trong khi đó chỉ có 1/ 104 đến 1/ 106trong tổng số tế bào T đáp ứng với các kháng nguyên thông thường và từ 1/ 4 đến1/ 20 đáp ứng với các siêu kháng nguyên. Số lượng lớn các tế bào T đáp ứng vớicác siêu kháng nguyên tương ứng với số gene mã hoá V( có trong bộ gien, ở chuộtnhắt có khoảng 20 gene mã hoá V(. Người ta giả thiết rằng mỗi gene V( được xuấthiện với một tần xuất tương ứng và do vậy tần xuất mỗi siêu kháng nguyên sẽtương tác với khoảng 1/ 20 tổng số tế bào T. Một số siêu kháng nguyên có nguồn gốc vi khuẩn đã được chứng ...

Tài liệu được xem nhiều: