Đa dạng chi Ngải tiên (Hedychium koen.) thuộc họ gừng (Zingiberaceae lindl.) ở Bắc Trung Bộ
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 750.98 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Đa dạng chi Ngải tiên (Hedychium koen.) thuộc họ gừng (Zingiberaceae lindl.) ở Bắc Trung Bộ cung cấp tính đa dạng chi Ngải tiên ở Bắc Trung Bộ, là cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ cho những nghiên cứu ứng dụng tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng chi Ngải tiên (Hedychium koen.) thuộc họ gừng (Zingiberaceae lindl.) ở Bắc Trung BộBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5DOI: 10.15625/vap.2022.0007 ĐA DẠNG CHI NGẢI TIÊN (Hedychium Koen.) THUỘC HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE LINDL.) Ở BẮC TRUNG BỘ Trịnh Thị Hương1*, Hoàng Văn Chính1, Lê Thị Huyền1, Lê Đình Chắc1, Lê Văn Trọng1, Hà Thị Phương1, Đỗ Thị Hải1 Tóm tắt. Chi Ngải tiên (Hedychium) có khoảng 109 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới của châu Á và Madagascar. Ở Việt Nam hiện biết khoảng 12 loài, 1 thứ. Kết quả nghiên cứu về đa dạng chi Ngải tiên ở Bắc Trung Bộ đã xác định được 5 trong tổng số 12 loài, 1 thứ hiện biết ở Việt Nam. Bổ sung thêm vùng phân bố của 4 loài cho khu Hệ Thực vật Bắc Trung Bộ. Chi Ngải tiên có giá trị sử dụng khác nhau với 5 loài cho tinh dầu, 4 loài làm cảnh, 3 loài làm thuốc và 3 loài cho giá trị khác. Có 5 môi trường sống chính là dưới tán rừng, ven suối, đất mùn ẩm, hốc đá có mùn, ven đồi. Từ khóa: Đa dạng, chi Ngải tiên, họ Gừng, Bắc Trung Bộ.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chi Ngải tiên (Hedychium) có khoảng 109 loài (WCSP, 2020), thường phân bố ở cáckhu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới của châu Á và Madagascar (Ashokan và Gowda,2019). Các trung tâm đa dạng là các vùng khí hậu có độ ẩm cao ở Ấn Độ, Trung Quốc,Việt Nam, Indonesia, Myanmar (Thomas và cộng sự, 2017). Ở Việt Nam, chi Ngải tiên có12 loài và 1 thứ (Nguyễn Quốc Bình, 2017). Các loài trong chi này được trồng hoặc sốngdưới tán rừng, khe suối, nơi ẩm ướt,. Nhiều loài trong 2 chi này được sử dụng làm thuốc,làm gia vị, làm thức ăn, làm cây cảnh, làm giấy hoặc tinh dầu chiết xuất ở các loài đượcứng dụng trong các lĩnh vực y học, dược phẩm, công nghệ thực phẩm, mỹ phẩm (Malik,2019). Bắc Trung Bộ được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học củaViệt Nam với hệ thực vật phong phú và đa dạng, đơn vị địa lý sinh học Bắc Trung Bộchiếm 23,25 % tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước (tính bằng tổng diện tích của hệthống Khu bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam) nhưng Hệ Thực vật ở đây chiếm tới 64,47 %tổng số họ, 51,71 % tổng số chi và 39,06 % tổng số loài trong Hệ Thực vật Việt Nam(Trịnh Thị Hương, 2021). Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu vềthành phần loài của các loài trong chi Ngải tiên ở Việt Nam nói chung và khu vực BắcTrung Bộ nói riêng. Vì vậy, cần có những công trình nghiên cứu về thành phần loài trongchi Ngải tiên nhằm bổ sung thêm thông tin về giá trị, phân bố có trong tự nhiên ở BắcTrung Bộ. Bài báo này cung cấp tính đa dạng chi Ngải tiên ở Bắc Trung Bộ, là cơ sở dữliệu khoa học phục vụ cho những nghiên cứu ứng dụng tiếp theo. 1 Trường Đại học Hồng Đức *Email: trinhthihuongtn@hdu.edu.vn64 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu được thu từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 12 năm 2019. 48 mẫu vật được thuchủ yếu ở các sinh cảnh khác nhau của khu vực Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến ThừaThiên Huế), theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Định loại bằng phươngpháp hình thái so sánh để phân tích các mẫu vật và các tài liệu chuyên khảo của các tác giảtrong nước và nước ngoài như: Thực vật chí Việt Nam, Tập 21 - Họ Gừng (Nguyễn QuốcBình, 2017), Cây cỏ Việt Nam, Quyển III (Phạm Hoàng Hộ, 2000), Flora of China,Vol. 24-Zingiberaceae (T. Wu, L. K. Larsen, 2000) và một số trang web là Theplantlist.org (ThePlant List, 2022), https://wcsp.science.kew.org/ (World Checklist of Selected PlantFamily, 2022). Đánh giá đa dạng loài của chi Ngải tiên theo phương pháp của NguyễnNghĩa Thìn (2007). Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài nghiên cứu trong chi Ngải tiênthông qua phỏng vấn người dân có sự tham gia (PRA) tại các nơi thu mẫu trong cácchuyến thực địa và các tài liệu của Võ Văn Chi (2012), Phạm Hoàng Hộ (2000), Đỗ TấtLợi (2004), Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Ravindran và Babu (2016), Nguyễn QuốcBình (2017).3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1. Đa dạng về thành phần loài Kết quả điều tra ở các vùng sinh thái khác nhau ở Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huếđã thu thập được 48 mẫu tiêu bản, xác định được 5 loài (Bảng 1). Bảng 1. Danh lục các loài của chi Ngải tiên (Hedychium) ở Bắc Trung Bộ TT Tên khoa học Tên Việt Nam Nơi sống Giá trị sử dụng Phân bố Hedychium AND, CAN, 1 Bạch điệp a, b, c I-VI coronarium Koenig CTD, GVI, THU Hedychium flavum 2 Ngải tiên vàng a, b, e CAN, CTD, GVI II Roxb. Hedychium gardn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng chi Ngải tiên (Hedychium koen.) thuộc họ gừng (Zingiberaceae lindl.) ở Bắc Trung BộBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5DOI: 10.15625/vap.2022.0007 ĐA DẠNG CHI NGẢI TIÊN (Hedychium Koen.) THUỘC HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE LINDL.) Ở BẮC TRUNG BỘ Trịnh Thị Hương1*, Hoàng Văn Chính1, Lê Thị Huyền1, Lê Đình Chắc1, Lê Văn Trọng1, Hà Thị Phương1, Đỗ Thị Hải1 Tóm tắt. Chi Ngải tiên (Hedychium) có khoảng 109 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới của châu Á và Madagascar. Ở Việt Nam hiện biết khoảng 12 loài, 1 thứ. Kết quả nghiên cứu về đa dạng chi Ngải tiên ở Bắc Trung Bộ đã xác định được 5 trong tổng số 12 loài, 1 thứ hiện biết ở Việt Nam. Bổ sung thêm vùng phân bố của 4 loài cho khu Hệ Thực vật Bắc Trung Bộ. Chi Ngải tiên có giá trị sử dụng khác nhau với 5 loài cho tinh dầu, 4 loài làm cảnh, 3 loài làm thuốc và 3 loài cho giá trị khác. Có 5 môi trường sống chính là dưới tán rừng, ven suối, đất mùn ẩm, hốc đá có mùn, ven đồi. Từ khóa: Đa dạng, chi Ngải tiên, họ Gừng, Bắc Trung Bộ.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chi Ngải tiên (Hedychium) có khoảng 109 loài (WCSP, 2020), thường phân bố ở cáckhu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới của châu Á và Madagascar (Ashokan và Gowda,2019). Các trung tâm đa dạng là các vùng khí hậu có độ ẩm cao ở Ấn Độ, Trung Quốc,Việt Nam, Indonesia, Myanmar (Thomas và cộng sự, 2017). Ở Việt Nam, chi Ngải tiên có12 loài và 1 thứ (Nguyễn Quốc Bình, 2017). Các loài trong chi này được trồng hoặc sốngdưới tán rừng, khe suối, nơi ẩm ướt,. Nhiều loài trong 2 chi này được sử dụng làm thuốc,làm gia vị, làm thức ăn, làm cây cảnh, làm giấy hoặc tinh dầu chiết xuất ở các loài đượcứng dụng trong các lĩnh vực y học, dược phẩm, công nghệ thực phẩm, mỹ phẩm (Malik,2019). Bắc Trung Bộ được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học củaViệt Nam với hệ thực vật phong phú và đa dạng, đơn vị địa lý sinh học Bắc Trung Bộchiếm 23,25 % tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước (tính bằng tổng diện tích của hệthống Khu bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam) nhưng Hệ Thực vật ở đây chiếm tới 64,47 %tổng số họ, 51,71 % tổng số chi và 39,06 % tổng số loài trong Hệ Thực vật Việt Nam(Trịnh Thị Hương, 2021). Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu vềthành phần loài của các loài trong chi Ngải tiên ở Việt Nam nói chung và khu vực BắcTrung Bộ nói riêng. Vì vậy, cần có những công trình nghiên cứu về thành phần loài trongchi Ngải tiên nhằm bổ sung thêm thông tin về giá trị, phân bố có trong tự nhiên ở BắcTrung Bộ. Bài báo này cung cấp tính đa dạng chi Ngải tiên ở Bắc Trung Bộ, là cơ sở dữliệu khoa học phục vụ cho những nghiên cứu ứng dụng tiếp theo. 1 Trường Đại học Hồng Đức *Email: trinhthihuongtn@hdu.edu.vn64 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu được thu từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 12 năm 2019. 48 mẫu vật được thuchủ yếu ở các sinh cảnh khác nhau của khu vực Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến ThừaThiên Huế), theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Định loại bằng phươngpháp hình thái so sánh để phân tích các mẫu vật và các tài liệu chuyên khảo của các tác giảtrong nước và nước ngoài như: Thực vật chí Việt Nam, Tập 21 - Họ Gừng (Nguyễn QuốcBình, 2017), Cây cỏ Việt Nam, Quyển III (Phạm Hoàng Hộ, 2000), Flora of China,Vol. 24-Zingiberaceae (T. Wu, L. K. Larsen, 2000) và một số trang web là Theplantlist.org (ThePlant List, 2022), https://wcsp.science.kew.org/ (World Checklist of Selected PlantFamily, 2022). Đánh giá đa dạng loài của chi Ngải tiên theo phương pháp của NguyễnNghĩa Thìn (2007). Tìm hiểu về giá trị sử dụng của các loài nghiên cứu trong chi Ngải tiênthông qua phỏng vấn người dân có sự tham gia (PRA) tại các nơi thu mẫu trong cácchuyến thực địa và các tài liệu của Võ Văn Chi (2012), Phạm Hoàng Hộ (2000), Đỗ TấtLợi (2004), Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004), Ravindran và Babu (2016), Nguyễn QuốcBình (2017).3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1. Đa dạng về thành phần loài Kết quả điều tra ở các vùng sinh thái khác nhau ở Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huếđã thu thập được 48 mẫu tiêu bản, xác định được 5 loài (Bảng 1). Bảng 1. Danh lục các loài của chi Ngải tiên (Hedychium) ở Bắc Trung Bộ TT Tên khoa học Tên Việt Nam Nơi sống Giá trị sử dụng Phân bố Hedychium AND, CAN, 1 Bạch điệp a, b, c I-VI coronarium Koenig CTD, GVI, THU Hedychium flavum 2 Ngải tiên vàng a, b, e CAN, CTD, GVI II Roxb. Hedychium gardn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chi Ngải tiên Đa dạng chi Ngải tiên Thành phần hóa học của chi gừng Vị thuốc Việt Nam Cây thuốc Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng (Tập 3) - PGS.TS. Nguyễn Viết Thân
45 trang 59 0 0 -
Thực trạng nguồn tài nguyên cây dược liệu quý hiếm ở một số đảo vùng Nam Bộ, Việt Nam
11 trang 52 0 0 -
9 trang 34 0 0
-
1362 trang 29 0 0
-
Cây thuốc Việt Nam và những bài thuốc thường dùng (Tập 4) - PGS.TS. Nguyễn Viết Thân
149 trang 25 0 0 -
Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam part 1
130 trang 19 0 0 -
Nội dung ôn thi tốt nghiệp Y học Cổ truyền
108 trang 18 0 0 -
Một số hợp chất terpenoid phân lập từ cây lá diễn
5 trang 18 0 0 -
61 trang 18 0 0
-
SÂM VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ CÂY THUỐC HỌ NHÂN SÂM - PHẦN 2
187 trang 18 0 0