Đa dạng dịch vụ là yếu tố thành công
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 182.02 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Theo ông Jaikishan Rajaraman, Giám đốc cao cấp mảng dịch vụ Hiệp hội GSM, việc đa dạng hóa dịch vụ để thu hút cộng đồng rộng lớn là yếu tố đưa đến thành công khi triển khai 3G
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng dịch vụ là yếu tố thành công Đa dạng dịch vụ là yếu tố thành công Theo ông Jaikishan Rajaraman, Giám đốc cao cấp mảng dịch vụ Hiệp hội GSM, việc đa dạng hóa dịch vụ để thu hút cộng đồng rộng lớn là yếu tố đưa đến thành công khi triển khai 3G. - TBVTSG: Theo ông, các nhà cung cấp dịch vụ 3G sẽ gặp những thách thức nào về môi trường kinh doanh, công nghệ và pháp lý? - Ông Jaikishan Rajaraman: Về môi trường kinh doanh viễn thông, tôi nghĩ thách thức lớn nhất cho các nhà cung cấp là tốc độ triển khai và khả năng phủ sóng. Người tiêu dùng đang có nhu cầu lớn về băng thông rộng di động, nhà cung cấp phải làm sao để đưa dịch vụ này phát triển rộng khắp và nhanh chóng. Về công nghệ, sẽ không có trở ngại nào trong việc triển khai mạng 3G, nhưng vấn đề là chi phí đầu tư. Một hệ thống mạng mới sẽ chồng lấp lên hệ thống hiện có, vì thế sẽ tiêu tốn chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Về pháp lý, chúng ta biết rằng Việt Nam đang triển khai việc thi tuyển lấy giấy phép cung cấp dịch vụ 3G trên dải tần 2100 MHz. Tôi nghĩ, đây là quyết định đúng hướng và là một bước khởi đầu tốt để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hiện đại và có tính bảo mật cao hơn. - Theo kinh nghiệm của ông ở các nước khác, những yếu tố nào đã giúp các nhà cung cấp triển khai thành công mạng 3G? - Theo tôi, yếu tố lớn nhất là khả năng xây dựng được các dịch vụ di động cơ bản. Ngay khi có được giấy phép, các nhà cung cấp triển khai các dịch vụ dữ liệu càng nhanh càng tốt để thu hút cộng đồng rộng lớn cho mạng lưới của mình, bởi vì đó là phương cách tối ưu để bù đắp chi phí bỏ ra. 3G không đơn thuần là một dịch vụ viễn thông mà nó là phương tiện để ứng dụng trong mọi lĩnh vực, từ y tế, giáo dục, kinh doanh cho đến nông nghiệp. Vì thế, sự cạnh tranh ở đây chính là nhà cung cấp phải đưa ra được phương tiện mới để đưa thông tin đến cho người sử dụng. Ở nhiều nước, các loại hình dịch vụ khá đa dạng. Ví dụ ở Hàn Quốc, phổ biến là video; ở Sri Lanka, media được dùng như một công cụ đắc lực cho việc giáo dục từ xa, tìm kiếm việc làm và các hoạt động điện tử của chính phủ. Băng thông rộng hộ gia đình rất phổ biến ở Malaysia. Đó là các ví dụ cho thấy 3G được triển khai tốt ở các nước đó. Tôi đoán rằng các nhà cung cấp Việt Nam có thể rút ra được rất nhiều bài học cho mình để có được các dịch vụ cạnh tranh. - Người ta đang lo ngại về việc dịch vụ 3G sẽ khó đến được với đa số người sử dụng vì chi phí cao. Theo ông, dịch vụ nào phù hợp với thị trường có mức thu nhập như Việt Nam? - Tôi nghĩ rằng càng nhiều dịch vụ được tung ra, càng nhiều người sẽ sử dụng, điều đó sẽ tốt hơn. Ở một số thị trường mà người dân cũng có thu nhập thấp như Việt Nam, nhà cung cấp vẫn đưa ra rất nhiều loại hình dịch vụ. Như ở Indonesia, băng thông rộng di động đã chiếm ưu thế so với băng thông rộng cố định. Các trung tâm chia sẻ truy cập lắp đặt ở vùng sâu vùng xa của Sri Lanka cũng rất phổ biến, để mọi người dân có cơ hội truy cập thông tin. Tôi nghĩ rằng các thiết bị và máy tính tích hợp băng thông rộng di động cũng sẽ rất phổ biến ở Việt Nam, cũng như những nơi khác trên thế giới. Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp sẽ vừa tạo ra dịch vụ mới vừa khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ. Khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả nếu như dịch vụ đó mang lại giá trị gia tăng cho họ. - Việt Nam cũng đang thử nghiệm WiMAX. Ông đánh giá như thế nào nếu cả 3G và WiMAX cùng hoạt động song song? - Có những lĩnh vực chuẩn WiMAX sẽ phù hợp nhưng hiện tại công nghệ WiMAX còn cần thời gian để phát triển. Hiện nay, chuẩn HSPA trên hệ thống W-CDMA trong họ GSM đang phổ biến. Một công nghệ đã được triển khai khắp thế giới và có nhiều thiết bị đang hoạt động trên đó bao giờ cũng thuận lợi hơn so với một công nghệ khác mới vừa bắt đầu mở rộng. Theo lẽ thường thì Việt Nam nên thử nghiệm các công nghệ phù hợp với nhu cầu của cộng đồng, chẳng hạn như các công nghệ tốc độ cao đang dần phát triển như HSPA, HSPA+ và LTE. Lợi ích có thể thấy ở 3G là công nghệ này đã được sử dụng nhiều, vì thế giá thành giảm. Sẽ có nhiều nhà cung cấp trên thế giới quan tâm đến thị trường Việt Nam, vì thế sẽ có được sự cạnh tranh về giá và chất lượng công nghệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng dịch vụ là yếu tố thành công Đa dạng dịch vụ là yếu tố thành công Theo ông Jaikishan Rajaraman, Giám đốc cao cấp mảng dịch vụ Hiệp hội GSM, việc đa dạng hóa dịch vụ để thu hút cộng đồng rộng lớn là yếu tố đưa đến thành công khi triển khai 3G. - TBVTSG: Theo ông, các nhà cung cấp dịch vụ 3G sẽ gặp những thách thức nào về môi trường kinh doanh, công nghệ và pháp lý? - Ông Jaikishan Rajaraman: Về môi trường kinh doanh viễn thông, tôi nghĩ thách thức lớn nhất cho các nhà cung cấp là tốc độ triển khai và khả năng phủ sóng. Người tiêu dùng đang có nhu cầu lớn về băng thông rộng di động, nhà cung cấp phải làm sao để đưa dịch vụ này phát triển rộng khắp và nhanh chóng. Về công nghệ, sẽ không có trở ngại nào trong việc triển khai mạng 3G, nhưng vấn đề là chi phí đầu tư. Một hệ thống mạng mới sẽ chồng lấp lên hệ thống hiện có, vì thế sẽ tiêu tốn chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Về pháp lý, chúng ta biết rằng Việt Nam đang triển khai việc thi tuyển lấy giấy phép cung cấp dịch vụ 3G trên dải tần 2100 MHz. Tôi nghĩ, đây là quyết định đúng hướng và là một bước khởi đầu tốt để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hiện đại và có tính bảo mật cao hơn. - Theo kinh nghiệm của ông ở các nước khác, những yếu tố nào đã giúp các nhà cung cấp triển khai thành công mạng 3G? - Theo tôi, yếu tố lớn nhất là khả năng xây dựng được các dịch vụ di động cơ bản. Ngay khi có được giấy phép, các nhà cung cấp triển khai các dịch vụ dữ liệu càng nhanh càng tốt để thu hút cộng đồng rộng lớn cho mạng lưới của mình, bởi vì đó là phương cách tối ưu để bù đắp chi phí bỏ ra. 3G không đơn thuần là một dịch vụ viễn thông mà nó là phương tiện để ứng dụng trong mọi lĩnh vực, từ y tế, giáo dục, kinh doanh cho đến nông nghiệp. Vì thế, sự cạnh tranh ở đây chính là nhà cung cấp phải đưa ra được phương tiện mới để đưa thông tin đến cho người sử dụng. Ở nhiều nước, các loại hình dịch vụ khá đa dạng. Ví dụ ở Hàn Quốc, phổ biến là video; ở Sri Lanka, media được dùng như một công cụ đắc lực cho việc giáo dục từ xa, tìm kiếm việc làm và các hoạt động điện tử của chính phủ. Băng thông rộng hộ gia đình rất phổ biến ở Malaysia. Đó là các ví dụ cho thấy 3G được triển khai tốt ở các nước đó. Tôi đoán rằng các nhà cung cấp Việt Nam có thể rút ra được rất nhiều bài học cho mình để có được các dịch vụ cạnh tranh. - Người ta đang lo ngại về việc dịch vụ 3G sẽ khó đến được với đa số người sử dụng vì chi phí cao. Theo ông, dịch vụ nào phù hợp với thị trường có mức thu nhập như Việt Nam? - Tôi nghĩ rằng càng nhiều dịch vụ được tung ra, càng nhiều người sẽ sử dụng, điều đó sẽ tốt hơn. Ở một số thị trường mà người dân cũng có thu nhập thấp như Việt Nam, nhà cung cấp vẫn đưa ra rất nhiều loại hình dịch vụ. Như ở Indonesia, băng thông rộng di động đã chiếm ưu thế so với băng thông rộng cố định. Các trung tâm chia sẻ truy cập lắp đặt ở vùng sâu vùng xa của Sri Lanka cũng rất phổ biến, để mọi người dân có cơ hội truy cập thông tin. Tôi nghĩ rằng các thiết bị và máy tính tích hợp băng thông rộng di động cũng sẽ rất phổ biến ở Việt Nam, cũng như những nơi khác trên thế giới. Sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp sẽ vừa tạo ra dịch vụ mới vừa khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ. Khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả nếu như dịch vụ đó mang lại giá trị gia tăng cho họ. - Việt Nam cũng đang thử nghiệm WiMAX. Ông đánh giá như thế nào nếu cả 3G và WiMAX cùng hoạt động song song? - Có những lĩnh vực chuẩn WiMAX sẽ phù hợp nhưng hiện tại công nghệ WiMAX còn cần thời gian để phát triển. Hiện nay, chuẩn HSPA trên hệ thống W-CDMA trong họ GSM đang phổ biến. Một công nghệ đã được triển khai khắp thế giới và có nhiều thiết bị đang hoạt động trên đó bao giờ cũng thuận lợi hơn so với một công nghệ khác mới vừa bắt đầu mở rộng. Theo lẽ thường thì Việt Nam nên thử nghiệm các công nghệ phù hợp với nhu cầu của cộng đồng, chẳng hạn như các công nghệ tốc độ cao đang dần phát triển như HSPA, HSPA+ và LTE. Lợi ích có thể thấy ở 3G là công nghệ này đã được sử dụng nhiều, vì thế giá thành giảm. Sẽ có nhiều nhà cung cấp trên thế giới quan tâm đến thị trường Việt Nam, vì thế sẽ có được sự cạnh tranh về giá và chất lượng công nghệ.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kĩ năng kinh doanh nghệ thuật kinh doanh bí quyết kinh doanh kĩ năng quản trị kinh doanh chiến lược kinh doanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 383 1 0 -
Bí quyết đặt tên cho doanh nghiệp của bạn
6 trang 322 0 0 -
109 trang 268 0 0
-
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 217 0 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 217 0 0 -
Bài thuyết trình nhóm: Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty lữ hành Saigontourist
7 trang 202 0 0 -
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực ( Lê Thị Thảo) - Chương 4 Tuyển dụng nhân sự
40 trang 200 0 0 -
Thực trạng cạnh tranh giữa các công ty may Hà nội phần 7
11 trang 190 0 0 -
Giới thiệu 12 triệu email trong bộ tài liệu digital marketing
3 trang 175 0 0 -
Phần 3: Các công cụ cơ bản trong máy tính và truyền thông
14 trang 173 0 0