Đa dạng họ cúc (Asteraceae) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.09 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Đa dạng họ cúc (Asteraceae) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An cung cấp các dữ liệu về đa dạng họ Cúc ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt làm cơ sở cho công tác định hướng bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên thực vật ở đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng họ cúc (Asteraceae) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0009 ĐA DẠNG HỌ CÚC (ASTERACEAE) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN Đỗ Ngọc Đài1,*, Võ Thị Dung1, Trần Minh Hợi2 Tóm tắt. Nghiên cứu về đa dạng họ Cúc (Asteraceae) ở Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An, được thực hiện từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. Kết quả đã xác định được 78 loài, thuộc 47 chi; trong đó bổ sung cho Danh lục thực vật họ Cúc Khu BTTN Pù Hoạt là 17 chi và 34 loài. Các loài thuộc họ Cúc ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau: làm thuốc với 61 loài, cây cho tinh dầu với 32 loài, cây ăn được với 26 loài, cây cho dầu béo và cho độc cùng với 1 loài. Lập phổ dạng sống của họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt là SB = 23,08 % Ph + 28,21 % Ch + 48,42 %Th. Họ Cúc ở khu vực nghiên cứu thuộc 6 nhóm yếu tố địa lý chính: yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 75,64 %; yếu tố cổ nhiệt đới chiếm 8,97 %; yếu tố ôn đới chiếm 7,69 %; yếu tố đặc hữu và cận đặc hữu chiếm 5,13 %; yếu tố liên nhiệt đới và yếu tố cây trồng cùng chiếm 1,28 %. Từ khóa: Đa dạng, họ Cúc, bảo tồn thiên nhiên, Nghệ An, Pù Hoạt. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu BTTN Pù Hoạt có diện tích hơn 86.000 ha, thuộc địa bàn 9 xã: Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Tri Lễ, Cắm Muộn và Châu Thôn của huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An [3]. Các kết quả nghiên cứu về khu hệ thực vật, động vật ở Khu BTTN Pù Hoạt đã cho thấy ở đây có tính đa dạng sinh học cao [3]. Hiện nay, nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt đã có một số công trình nghiên cứu của Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2019, 2020) [3-4], Nguyễn Danh Hùng và cộng sự (2019, 2020) [6-8], Lý Ngọc Sâm và cộng sự (2020) [13]. Tuy nhiên, nghiên cứu về taxon bậc họ đang còn ít đặc biệt là họ Cúc (Asteraceae). Chính vì vậy, nghiên cứu này cung cấp các dữ liệu về đa dạng họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt làm cơ sở cho công tác định hướng bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên thực vật ở đây. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thuộc họ Cúc (Asteraceae) phân bố ở Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An. 2.2. Địa điểm và các tuyến thu mẫu Mẫu được thu tại 9 tuyến chính của 9 xã: Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Tri Lễ, Cắm Muộn và Châu Thôn thuộc Khu BTTN Pù Hoạt. 1 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * Email: daidn23@gmail.com 78 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hình 1. Bản đồ các tuyến điều tra họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An 2.3. Thu mẫu, xử lý mẫu Tiến hành theo phương pháp thông dụng hiện hành của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [14], thời gian tiến hành từ tháng 6/2021 đến tháng 4/2022. Mẫu vật được lưu trữ ở Phòng Tiêu bản thực vật, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An và Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt. 2.4. Xác định tên khoa học Sử dụng phương pháp hình thái so sánh và dựa vào các tài liệu: Thực vật chí Việt Nam [1], Cây cỏ Việt Nam [5], Thực vật chí Trung Quốc (phần Họ Cúc) [15]. Một số mẫu khó được so mẫu ở Phòng Tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. 2.5. Đánh giá tính đa dạng Đánh giá tính đa dạng về yếu tố địa lý theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [14]; giá trị sử dụng theo Võ Văn Chi (2012) [2], Triệu Văn Hùng và cộng sự (2007) [9], Đỗ Tất Lợi (1999) [10], Lê Kim Biên (2007) [1], Trần Đình Lý và cộng sự (1993) [11]; Dạng sống theo Raunkiaer (1934) [12]. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 79 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng về thành phần loài Kết quả nghiên cứu họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An, đã thu được 263 mẫu tiêu bản, xác định được 78 loài thuộc 47 chi. Trong đó, bổ sung cho Danh lục thực vật Khu BTTN Pù Hoạt năm 2019 là 17 chi và 34 loài [3] (Bảng 1). Bảng 1. Thành phần loài họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt YT TT Tên khoa học Họ Cúc DS Giá trị sử dụng ĐL 1 Acilepis aspera (Buch.-Ham.) H. Rob. Bạch đầu nhám 4 Na Acilepis principis (Gagnep.) H. Rob. & 2 4.5 Na Skvarla* Bạch đầu chánh 3 Acilepis saligna (DC.) H. Rob. Bạch đầu liễu 4 Hp 4 Acmella oleracea (L.) R. K. Jansen Nụ áo gân tím 4 Ch THU, ANĐ Acmella paniculata (Wall. ex DC.) R. K. 5 Cúc áo hoa vàng 3 Ch THU Jansen 6 Acmella uliginosa (Sw.) Cass. Nút áo 4.1 Th THU, ANĐ 7 Adenostemma lavenia (L.) Kurz** Cỏ mịch 3.1 Ch THU, ANĐ THU, CTD, 8 Ageratum conyzoides L. Cứt lợn 4 Th ANĐ 9 Ageratum houstonianum Mill. Tam duyên 7 Th THU, CTD Artemisia annua L. Thanh hao THU, ANĐ, 10 5.3 Th CTD 11 Artemisia roxburghiana Bess* Ngải rừng 4 Ch ANĐ, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng họ cúc (Asteraceae) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0009 ĐA DẠNG HỌ CÚC (ASTERACEAE) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN Đỗ Ngọc Đài1,*, Võ Thị Dung1, Trần Minh Hợi2 Tóm tắt. Nghiên cứu về đa dạng họ Cúc (Asteraceae) ở Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An, được thực hiện từ tháng 6 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022. Kết quả đã xác định được 78 loài, thuộc 47 chi; trong đó bổ sung cho Danh lục thực vật họ Cúc Khu BTTN Pù Hoạt là 17 chi và 34 loài. Các loài thuộc họ Cúc ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau: làm thuốc với 61 loài, cây cho tinh dầu với 32 loài, cây ăn được với 26 loài, cây cho dầu béo và cho độc cùng với 1 loài. Lập phổ dạng sống của họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt là SB = 23,08 % Ph + 28,21 % Ch + 48,42 %Th. Họ Cúc ở khu vực nghiên cứu thuộc 6 nhóm yếu tố địa lý chính: yếu tố nhiệt đới châu Á chiếm 75,64 %; yếu tố cổ nhiệt đới chiếm 8,97 %; yếu tố ôn đới chiếm 7,69 %; yếu tố đặc hữu và cận đặc hữu chiếm 5,13 %; yếu tố liên nhiệt đới và yếu tố cây trồng cùng chiếm 1,28 %. Từ khóa: Đa dạng, họ Cúc, bảo tồn thiên nhiên, Nghệ An, Pù Hoạt. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu BTTN Pù Hoạt có diện tích hơn 86.000 ha, thuộc địa bàn 9 xã: Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Tri Lễ, Cắm Muộn và Châu Thôn của huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An [3]. Các kết quả nghiên cứu về khu hệ thực vật, động vật ở Khu BTTN Pù Hoạt đã cho thấy ở đây có tính đa dạng sinh học cao [3]. Hiện nay, nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Khu BTTN Pù Hoạt đã có một số công trình nghiên cứu của Đỗ Ngọc Đài và cộng sự (2019, 2020) [3-4], Nguyễn Danh Hùng và cộng sự (2019, 2020) [6-8], Lý Ngọc Sâm và cộng sự (2020) [13]. Tuy nhiên, nghiên cứu về taxon bậc họ đang còn ít đặc biệt là họ Cúc (Asteraceae). Chính vì vậy, nghiên cứu này cung cấp các dữ liệu về đa dạng họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt làm cơ sở cho công tác định hướng bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên thực vật ở đây. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thuộc họ Cúc (Asteraceae) phân bố ở Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An. 2.2. Địa điểm và các tuyến thu mẫu Mẫu được thu tại 9 tuyến chính của 9 xã: Tiền Phong, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Đồng Văn, Nậm Nhoóng, Tri Lễ, Cắm Muộn và Châu Thôn thuộc Khu BTTN Pù Hoạt. 1 Trường Đại học Kinh tế Nghệ An 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * Email: daidn23@gmail.com 78 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hình 1. Bản đồ các tuyến điều tra họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An 2.3. Thu mẫu, xử lý mẫu Tiến hành theo phương pháp thông dụng hiện hành của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [14], thời gian tiến hành từ tháng 6/2021 đến tháng 4/2022. Mẫu vật được lưu trữ ở Phòng Tiêu bản thực vật, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An và Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt. 2.4. Xác định tên khoa học Sử dụng phương pháp hình thái so sánh và dựa vào các tài liệu: Thực vật chí Việt Nam [1], Cây cỏ Việt Nam [5], Thực vật chí Trung Quốc (phần Họ Cúc) [15]. Một số mẫu khó được so mẫu ở Phòng Tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. 2.5. Đánh giá tính đa dạng Đánh giá tính đa dạng về yếu tố địa lý theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [14]; giá trị sử dụng theo Võ Văn Chi (2012) [2], Triệu Văn Hùng và cộng sự (2007) [9], Đỗ Tất Lợi (1999) [10], Lê Kim Biên (2007) [1], Trần Đình Lý và cộng sự (1993) [11]; Dạng sống theo Raunkiaer (1934) [12]. PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 79 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng về thành phần loài Kết quả nghiên cứu họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An, đã thu được 263 mẫu tiêu bản, xác định được 78 loài thuộc 47 chi. Trong đó, bổ sung cho Danh lục thực vật Khu BTTN Pù Hoạt năm 2019 là 17 chi và 34 loài [3] (Bảng 1). Bảng 1. Thành phần loài họ Cúc ở Khu BTTN Pù Hoạt YT TT Tên khoa học Họ Cúc DS Giá trị sử dụng ĐL 1 Acilepis aspera (Buch.-Ham.) H. Rob. Bạch đầu nhám 4 Na Acilepis principis (Gagnep.) H. Rob. & 2 4.5 Na Skvarla* Bạch đầu chánh 3 Acilepis saligna (DC.) H. Rob. Bạch đầu liễu 4 Hp 4 Acmella oleracea (L.) R. K. Jansen Nụ áo gân tím 4 Ch THU, ANĐ Acmella paniculata (Wall. ex DC.) R. K. 5 Cúc áo hoa vàng 3 Ch THU Jansen 6 Acmella uliginosa (Sw.) Cass. Nút áo 4.1 Th THU, ANĐ 7 Adenostemma lavenia (L.) Kurz** Cỏ mịch 3.1 Ch THU, ANĐ THU, CTD, 8 Ageratum conyzoides L. Cứt lợn 4 Th ANĐ 9 Ageratum houstonianum Mill. Tam duyên 7 Th THU, CTD Artemisia annua L. Thanh hao THU, ANĐ, 10 5.3 Th CTD 11 Artemisia roxburghiana Bess* Ngải rừng 4 Ch ANĐ, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bảo tồn thiên nhiên Đa dạng họ cúc Nguồn tài nguyên thực vật Hệ thực vật Việt Nam Thực vật chí Việt Nam Phương pháp nghiên cứu thực vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ Bàng
19 trang 115 0 0 -
Thực vật và các phương pháp nghiên cứu: Phần 2
73 trang 52 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua máy nước nóng năng lượng mặt trời của hộ gia đình tại Việt Nam
16 trang 30 0 0 -
KỸ THUẬT THÂM CANH MỘT SỐ CÂY TRỒNG
101 trang 27 0 0 -
53 trang 24 0 0
-
Đa dạng nguồn cây dược liệu khu di tích K9 - Đá Chông và vùng phụ cận
12 trang 24 0 0 -
Giáo trình Hệ thống học thực vật: Phần 1
64 trang 24 0 0 -
Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học: Phần 1
148 trang 22 0 0 -
15 trang 21 0 0
-
80 trang 21 0 0