Danh mục

Đa dạng họ đậu (Fabaceae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 495.14 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra một số dẫn liệu về tính đa dạng họ Đậu ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt để làm cơ sở cho việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng họ đậu (Fabaceae) ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 ĐA DẠNG HỌ ĐẬU (FABACEAE) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, NGHỆ AN Phạm Hồng Ban1, Nguyễn Danh Hùng2 1 Trường Đại học Vinh 2 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trong các họ cây của nước ta cũng như trên thế giới, họ Đậu (Fabaceae) có khoảng 18.000 loài, đây là một trong những họ lớn và phổ biến. Trên cơ sở những công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã công bố gần đây, Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã thống kê các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Việt Nam trong đó họ Đậu có 400 loài, Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và cs (2003) đã thống kê họ Đậu (gồm cả 3 họ Fabaceae, Caesalpiniaceae và Mimosaceae) có khoảng 600 loài chỉ đứng sau họ Orchidaceae (hơn 800 loài). Đây cũng là họ phức tạp nhất bao gồm đầy đủ các dạng sống từ cây gỗ lớn đến cây thảo hay dây leo. Nhiều loài cây trong họ này có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế quốc dân bởi nhiều công dụng khác nhau, như cho gỗ, làm thuốc, làm cảnh, làm thức ăn,… rất có ý nghĩa đối với đời sống con người (Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và cs, 2003; Võ Văn Chi, 2012). Vì vậy, việc điều tra, nghiên cứu các loài thực vật họ Đậu cũng như toàn bộ các loài trong hệ thực vật càng trở nên cấp thiết hơn. Bài báo này, chúng tôi đưa ra một số dẫn liệu về tính đa dạng họ Đậu ở Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt để làm cơ sở cho việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực nghiên cứu. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu mẫu, xử lý mẫu: Tiến hành theo phương pháp thông dụng hiện hành (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997). Thời gian được thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 3 năm 2017. Xác định tên khoa học: Sử dụng phương pháp hình thái so sánh và dựa vào các khóa định loại, các bản mô tả trong các tài liệu: Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999), Nguyễn Tiến Bân (1997). Chỉnh lý tên khoa học và sắp xếp danh lục thực vật theo tài liệu Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Đánh giá dạng sống theo Raunkiaer (1934). II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thành phần loài họ Đậu (Fabaceae) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, Nghệ An Kết quả nghiên cứu đã xác định được 85 loài của họ Đậu (Fabaceae) gồm 32 chi thuộc 3 phân họ có mặt tại vùng nghiên cứu, các chi được tìm thấy có số lượng từ 1-15 loài (bảng 1). Bảng 1 Danh lục các loài thực vật thuộc họ Đậu (Fabaceae) ở Khu BTTN Pù Hoạt, Nghệ An T Dạng Giá trị Tên khoa học Tên Việt Nam T sống sử dụng Subfam.1. Caesalpinioideae Họ Vang 1 Bauhinia clemensiorum Merr. Móng bò clemen Lp 2 Bauhinia coccinea (Lour.) DC. Móng bò hoa đỏ Lp 3 Bauhinia corymbosa Roxb. ex DC. Móng bò ngù Lp 4 Bauhinia oxysepala Gagn. Móng bò đài nhọn Lp M,Or 569. TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN 5 Bauhinia curtisii Prain Dây mấu Lp M 6 Bauhinia glauca (Wall. ex Benth.) Benth. ssp. Lp M Móng bò mốc tenuiflora (Watt ex C. B Clarke) K. et S. S. Larsen 7 Bauhinia lakhonensis Gagn. Móng bò la khon Lp M 8 Bauhinia malabarica Roxb. Móng bò tai voi Me M,T 9 Bauhinia monandra Kurz Móng bò đơn hung Me M,T 10 Bauhinia ornata Kurz Móng bò trâu Lp 11 Bauhinia ornata var. balansae (Gagn.) K.& S. S. Lp Or Mấu đỏ Larsen 12 Bauhinia penicilliloba Pierre ex Gagn. Móng bò hoa vàng Na M,Or 13 Bauhinia rubro-villosa K. et S. S. Larsen Móng bò lông đỏ Lp M ...

Tài liệu được xem nhiều: