Danh mục

Đa dạng hoá trong kinh doanh như thế nào?

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 102.59 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (2 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần lớn các công ty thường bắt đầu nghĩ đến việc đa dạng hoá khi họ đã tạo được nguồn lực tài chính thặng dư vượt quá mức vốn cần thiết để duy trì lợi thế cạnh tranh trong hoạt động nguyên thuỷ hoặc cốt lõi của họ. Vấn đề đặt ra là cần phải chọn phương án đầu tư nào hữu hiệu nhất. Dưới đây là 4 cách lựa chọn chính giúp bạn có những quyết định hiệu quả trong kinh doanh....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng hoá trong kinh doanh như thế nào? Đa dạng hoá trong kinh doanh như thế nào? Phần lớn các công ty thường bắt đầu nghĩ đến việc đa dạng hoá khi họ đãtạo được nguồn lực tài chính thặng dư vượt quá mức vốn cần thiết để duy trì lợithế cạnh tranh trong hoạt động nguyên thuỷ hoặc cốt lõi của họ. Vấn đề đặt ra làcần phải chọn phương án đầu tư nào hữu hiệu nhất. Dưới đây là 4 cách lựa chọnchính giúp bạn có những quyết định hiệu quả trong kinh doanh. 1. Chiến lược danh mục vốn đầu tư Các công ty nên áp dụng chiến lược này bằng cách tập trung quyền lực vàomột văn phòng đầu não của công ty với 3 nhiệm vụ như sau: - Thực hiện các chức năng hoạch định chiến lược liên quan đến danh mụcvốn đầu tư tổng thể. Ví dụ như: đề ra các quyết định về sang nhượng và giải thể. - Đặt ra các mục tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các đơnvị kinh doanh chiến lược. - Phân bổ nguồn vốn hoạt động cho các đơn vị kinh doanh chiến lược này. 2. Tái tạo cấu trúc Mục đích của chiến lược này là tìm kiếm các doanh nghiệp bên ngoài cóquá trình hoạt động không hiệu quả hoặc chưa phát triển để mua lại, sau đó tái tạolại cấu trúc về các mặt nhân sự, chú trọng nhất là bộ phận quản lý, nguồn vốn,công nghệ nhằm làm hồi sinh lại doanh nghiệp này. 3. Chuyển giao kỹ năng Một công ty áp dụng chiến lược đa dạng hoá bằng phương thức chuyểngiao kỹ năng sẽ tận dụng khả năng sở trường nhất của mình khi mua lại một côngty khác đang yếu kém về kỹ năng đó. Như vậy, cần phải có một vài điểm chungnhất đáng kể giữa hai đơn vi giao và nhận. Ví dụ: Hãng xe hơi General Motorsmua lại Hughes Aircraft là một công ty điện tử vì nghĩ rằng ngành chế tạo xe hơicần đến điện tử. Kết quả là General Motors chẳng đem lại lợi ích gì cho mình vìkhông đánh giá đúng mức việc chuyển giao kỹ năng của mình có bao hàm nhữngđiểm chung nhất đáng kể giữa hai đơn vị giao và nhận hay không. Hay ví dụ khácnhư: Hãng Philip Morris chuyển giao kỹ năng tiếp thị và định vị nhãn hiệu (brandpositioning) sau khi tiếp quản Miller Beer (một công ty chuyên sản xuất đồ uống)là một điển hình thành công đã đưa Miller từ vị trí thứ sáu lên tới vị trí thứ haitrong thị trường đồ uống. Nói tóm lại, điều kiện đầu tiên để chuyển giao kỹ nănglà giữa hai đơn vị phải có điểm chung nhất đáng kể. 4. San sẻ chức năng Mục tiêu của san sẻ chức năng là tạo hiệu quả giảm chi phí do mở rộng cáchoạt động. Cũng giống như chuyển giao kỹ năng, việc đa dạng hoá bằng cách sansẻ chức năng chỉ có thể áp dụng khi giữa hai đơn vị có những điểm chung nhấtđáng kể về một chức năng nổi bật nào đó có khả năng tạo hiệu quả giảm chi phí domở rộng phạm vi hoạt động của đơn vị kinh doanh chính. Các chức năng san sẻcho nhau có thể là: tài nguyên, phương tiện sản xuất, mạng lưới phân phối, quảngcáo, R&D (nghiên cứu và phát triển thị trường)…. Bằng việc san sẻ này, mỗi đơnvị chỉ phải đầu tư những nguồn lực ít tốn kém hơn. Ví dụ như chi phí quảng cáokhuyến mãi và dịch vụ kèm theo sản phẩm của hãng General Electrics đều thấp vìchúng được trải rộng ra trên một phạm vi lớn của tuyến sản phẩm khi hãng này ápdụng chiến lược đa dạng hoá. Công nghệ sản xuất khăn giấy và tã lót giấy dùngmột lần rồi bỏ của hãng Procter& Gamble là một trong những ví dụ điển hình nhấtcủa biện pháp san sẻ tài nguyên có hiệu quả. Những hoạt động này san sẻ chi phíthu gom nguyên liệu và chi phí triển khai công nghệ dành cho sản phẩm mới.Ngoài ra, một lực lượng bán hàng kết hợp bán cả hai sản phẩm cho các siêu thị,đồng thời cả hai sản phẩm này đều được phân phối cùng với một mạng lưới hoặckênh tiêu thụ duy nhất. Sự san sẻ này tạo cho cả hai đơn vị sản xuất khăn giấy vàtã lót giấy một lợi thế cạnh tranh hơn hẳn các đối thủ ít đa dạng hoá hơn so vớihãng Procter& Gamble nhờ hiệu quả giảm chi phí do mở rộng các hoạt động củamình. ...

Tài liệu được xem nhiều: