Danh mục

Đa dạng loài của họ Long não ở xã Châu Hoàn thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 462.62 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đa dạng loài của họ Long não (Lauraceae) ở xã Châu Hoàn thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An được thực hiện từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019. Bước đầu đã xác định được 52 loài và 01 thứ, 12 chi; Trong đó, có 17 loài bổ sung cho Danh lục thực vật Khu BTTN Pù Huống năm 2016.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng loài của họ Long não ở xã Châu Hoàn thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ AnBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.00014 ĐA DẠNG LOÀI CỦA HỌ LONG NÃO Ở XÃ CHÂU HOÀN THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG, TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Thị Yến, Lê Thị Hương1,* Tóm tắt: Nghiên cứu đa dạng loài của họ Long não (Lauraceae) ở xã Châu Hoàn thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An được thực hiện từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 9 năm 2019. Bước đầu đã xác định được 52 loài và 01 thứ, 12 chi; trong đó, có 17 loài bổ sung cho Danh lục thực vật Khu BTTN Pù Huống năm 2016. Có 3 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là Vù Hương (Cinnamomum balansa Lecomte), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.), Re trắng quả to (Phoebe macrocarpa C.Y. Wu). Các loài cây thuộc họ Long não ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau như cho gỗ với 55 loài, cho tinh dầu với 36 loài, làm thuốc với 25 loài, cho dầu béo với 12 loài, ăn được và làm cảnh cùng với 2 loài. Lập phổ dạng sống của cây chồi trên (Ph) của họ Long não là Ph% = 16,98%Mg + 43,40%Me + 35,85%Mi + 1,89%Na + 1,89%Pp. Từ khóa: Bảo tồn Thiên nhiên, đa dạng, Họ Long não, Châu Hoàn, Pù Huống.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới, họ Long não (Lauraceae Juss.) có khoảng 55 chi và khoảng 2.500 loài,phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là vùng Đông Nam Á vàBraxin (Kessler, 1993). Tại Việt Nam, theo Nguyễn Kim Đào (2017), Phạm Hoàng Hộ(1999) họ Long não có 21 chi với 273 loài, 32 thứ và 2 dạng. Trong họ này có nhiều loàiđược biết đến với nhiều giá trị sử dụng như cho gỗ, làm thuốc, cho tinh dầu với các đạidiện thường gặp có giá trị như: Quế thanh (Cinnamomum cassia Presl), Quế rừng(Cinnamomum iners Reinw. ex Blume), Quế bời lời (Cinnamomum polydelphum (Lour.)Kosterm), Re hương (Cinnamomum balansae (L.) Presl), Long não (Cinnamomumcamphora (L.) Persl), Bời lời trung bộ (Litsea griffithii Gamble),… (Đỗ Huy Bích và nnk.,2004; Võ Văn Chi, 2012; Đỗ Tất Lợi, 2001; Trần Đình Lý, 1993). Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Pù Huống, tỉnh Nghệ An được thành lập từ năm2001 với diện tích rừng tự nhiên là 49,806 ha thuộc 12 xã của 5 huyện là Quỳ Hợp, QuỳChâu, Quế Phong, Tương Dương và Con Cuông. Điều kiện khí hậu nơi đây mang đặcđiểm chung là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hệ động thực vật phong phú. Theo sốliệu điều tra ban đầu, hệ thực vật ở khu BTTN Pù Huống có 1.122 loài thực vật bậc cao,thuộc 584 chi, 175 họ (Phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ, 2016). Xã ChâuHoàn thuộc khu BTTN Pù Huống có địa hình khá phức tạp, hiểm trở, bị chia cắt bởi sôngngòi, khe suối và rừng núi, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm lớn, lượng mưa tương1ViệnSư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh*Email: lehuong223@gmail.com118 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAMđối nhiều. Do đó có tính đa dạng sinh học cao (Phân viện điều tra quy hoạch rừng BắcTrung Bộ, 2016). Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu hệ thực vật tại Khu BTTN Pù Huốngnhư Nguyễn Thị Hoài Nam và nnk. (2015) đã công bố các loài thực vật sinh sản bằng bàotừ; Nguyễn Thanh Tú và nnk. (2015) đã nghiên cứu về họ Cà phê. Tuy nhiên các côngtrình nghiên cứu riêng lẻ về taxon bậc họ còn ít đặc biệt là họ Long não. Vì vậy, nghiêncứu này cung cấp thêm những dẫn liệu về họ Long não ở Khu BTTN Pù Huống nhằm gópphần vào việc nghiên cứu tính đa dạng và giá trị sử dụng của loài này nơi đây, cũng nhưlàm cơ sở cho công tác khai thác, bảo tồn tính đa dạng sinh học là rất cần thiết.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu mẫu và xử lí mẫu: Tiến hành thu mẫu theo “Phương pháp nghiên cứu thực vật”của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). Thời gian được thực hiện từ tháng 3 năm 2018 đến tháng9 năm 2019. Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến mở rộng hai bên chạy qua tất cảcác sinh cảnh để thu được các mẫu vật thuộc họ Long não (Lauraceae) có ở trên đó. Ở mỗiđịa điểm nghiên cứu chọn các tuyến điều tra chính để thu thập mẫu vật và các tuyến phụnhằm thu đầy đủ về các loài trong họ Long não (kể cả các loài nhập nội được phân bốtrong tự nhiên). Tổng số mẫu thu được 146 mẫu tiêu bản, được lưu ở Phòng tiêu bản Thựcvật, Trung tâm thực hành thí nghiệm, Trường Đại học Vinh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hình thái so sánh và dựa vào các khoá định loại,các bản mô tả trong các tài liệu để định danh các loài như: Cây cỏ Việt Nam (Phạm HoàngHộ, 1999); Thực vật chí Việt Nam (Nguyễn Kim Đào, 2017); Đánh giá tính đa dạng vềdạng sống (Raunkiær, 1934); Đánh giá về các loài nguy cấp và bảo tồn (Bộ Khoa học vàCông nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007); Đánh giá về giá trị sử dụngtheo phỏng vấn nhanh có sự tha ...

Tài liệu được xem nhiều: