Đa dạng, phân bố và bảo tồn thân mềm và giáp xác lớn ở vùng đất ngập nước trong Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.31 MB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Đa dạng, phân bố và bảo tồn thân mềm và giáp xác lớn ở vùng đất ngập nước trong Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai được nghiên cứu nhằm bổ sung những dẫn liệu về nhóm động vật thân mềm và giáp xác lớn còn thiếu trong bức tranh đa dạng sinh học của Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai đồng thời tạo cơ sở khoa học cho việc định hướng bảo tồn bền vững các vùng đất ngập nước đặc hữu ở khu vực này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng, phân bố và bảo tồn thân mềm và giáp xác lớn ở vùng đất ngập nước trong Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0010 ĐA DẠNG, PHÂN BỐ VÀ BẢO TỒN THÂN MỀM VÀ GIÁP XÁC LỚN Ở VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC TRONG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI Đỗ Văn Nhượng1, Nguyễn Hoàng Hảo2, Nguyễn Lân Hùng Sơn1,*, Trần Nam Hải1, Nguyễn Mạnh Hùng3, Đỗ Thị Hồng1 Tóm tắt. Các nhóm động vật đáy ở vùng đất ngập nước nội địa thuộc Khu Dự trữ sinh quyển (KDTSQ) Đồng Nai cho đến nay còn ít dẫn liệu. Động vật đáy chiếm hầu hết đa dạng sinh học môi trường đất ngập nước ngọt, có thể coi như nhóm chỉ thị cho vùng cảnh quan và sinh thái ở các vị trí địa lý khác nhau. Đồng thời cũng biểu hiện cho mức độ đa dạng và độ che phủ của rừng liên quan đến thủy vực, cung cấp thức ăn, nguồn nước và các điều kiện sinh thái cho hoạt động sống của các động vật ở nền đáy. Nghiên cứu tại một số vùng đất ngập nước trong vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển (KDTSQ) Đồng Nai bao gồm Bàu Sấu (Vườn Quốc gia Cát Tiên), hồ Trị An, hồ Bà Hào (Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai) trong năm 2021 - 2022 đã bước đầu ghi nhận được 40 loài, thuộc 21 giống, 14 họ động vật đáy của 3 nhóm: Thân mềm Chân bụng (Gastropoda), Hai mảnh vỏ (Bivalvia) và Giáp xác mười chân (Decapoda). Trong số này có 1 loài tôm họ Atyidae chưa thể xác định được ở mức độ loài, có 6 loài đặc hữu cho Việt Nam, Nam Bộ (Sinanodonta jourdyi, Macrobranchium mekongense, Caridina subnilotica, C. uminensis, C. haivanensis và Sayamia triangularis). Đáng lưu ý là các họ Atyidae, Palaemonidae và Parathelphusidae rất đặc trưng cho khu hệ động vật phía Nam Trung Bộ, nhiều loài không phân bố ở Bắc Bộ, gần với khu hệ động vật của Thái Lan và Campuchia. Từ khóa: Động vật đáy, thành phần loài, đặc hữu, đất ngập nước, Đồng Nai. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Động vật đáy bao gồm Thân mềm Chân bụng (Gastropoda), Hai mảnh vỏ (Bivalvia) và Giáp xác mười chân (Decapoda) là thành phần quan trọng trong khu hệ động vật thủy sinh vùng đất ngập nước tỉnh Đồng Nai. Đất ngập nước ở tỉnh Đồng Nai là thủy vực lớn phía Đông Nam Bộ, các nhóm Thân mềm (Mollusca) và Giáp xác lớn (Malacostraca) có giá trị về khoa học, phân loại học, phân bố địa lý, đa dạng sinh học môi trường nước ngọt, bảo tồn thiên nhiên và chỉ thị môi trường. Các giá trị thực tiễn của nhóm thủy sản tôm, cua, thân mềm chân bụng và hai mảnh vỏ tuy không nhiều, khối lượng đánh bắt không như hải sản vùng biển, nhưng là nguồn thực phẩm có giá trị trong đời sống hàng ngày của cư dân vùng Đông Nam Bộ. Diện tích mặt nước sông, suối, hồ, bàu, ruộng nước ở KDTSQ Đồng Nai là những thủy vực đặc hữu độc đáo về khu hệ thủy sinh vật. Tuy nhiên, các dẫn liệu về một số nhóm động vật thủy sinh như thân mềm, giáp xác lớn còn rất hạn chế. 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 3 Công ty GCF Việt Nam * Email: sonnlh@hnue.edu.vn 86 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hồ Trị An và hồ Bà Hào thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, nằm trong khu vực quản lý của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa (KBTTN-VH) Đồng Nai, một trong hai vùng lõi quan trọng của KDTSQ Đồng Nai, là các hồ chứa có diện tích lớn của tỉnh. Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo nằm trên sông Đồng Nai, thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất và Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Hồ là nơi trữ nước để cung cấp cho Nhà máy thủy điện Trị An. Hồ được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 1987. Hồ có diện tích lớn nhất ở cao trình 62 m vào thời điểm tháng 10 đến tháng 12 hàng năm là 32.519,88 ha với dung tích khoảng 2,8 tỷ m3, diện tích mặt Hình 1. Vị trí các khu vực nghiên cứu và thu mẫu nước trung bình để nuôi trồng thủy sản có hiệu quả ở cao [Cite your source here.] trình56 m là 25.000 ha vào thời điểm tháng 1-2 và tháng 8-9. Diện tích mặt nước nhỏ nhất ở cao trình 49 m và dung tích là 213 triệu m3 nước vào thời điểm tháng 5-6 là 7.500 ha. Mức nước sâu trung bình 8,5 m (nơi sâu nhất 28 m), chiều dài khoảng 44 km, chiều rộng 8 km, diện tích lưu vực đến tuyến công trình xấp xỉ 15.400 km2 (Công ty Thủy điện Trị An, 2010). Hồ Bà Hào có tổng diện tích nhỏ hơn, khoảng 400 ha, nằm tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đây là hồ chứa nhỏ có dạng kéo dài điển hình và còn nhiều dấu tích của dòng chảy sông. Dọc theo hai bên hồ là các vùng đất ngập nước rất điển hình với sự phát triển của cây thủy sinh và thực vật bán ngập nước. Bàu Sấu nằm trong Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên là vùng lõi thứ hai của KDTSQ Đồng Nai. Năm 2005, vùng đất ngập nước Bàu Sấu được UNESCO công nhận là khu Ramsar thứ hai của Việt Nam trong hệ thống 9 khu Ramsar đã được công nhận ở Việt Nam cho đến nay, được đánh giá là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được bảo vệ nghiêm ngặt. Khu Ramsar Bàu Sấu nằm ở độ cao khoảng 130 m so với mặt nước biển, với diện tích khoảng 13.759 ha, bao gồm 5.360 ha đất ngập nước theo mùa và 151 ha đất ngập nước thường xuyên. Sự xâm nhập của các loài ngoại lai như mai dương, cỏ trấp đã làm thu hẹp môi trường sống của nhiều loài sinh vật dưới nước. Nghiên cứu này nhằm bổ sung những dẫn liệu về nhóm động vật thân mềm và giáp xác lớn còn thiếu trong bức tranh đa dạng sinh học của KDTSQ Đồng Nai đồng thời tạo PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 87 cơ sở khoa học cho việc định hướng bảo tồn bền vững các vùng đất ngập nước đặc hữu ở khu vực này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khu vực nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại các vùng đất ngập nước trong KDTSQ Đồng Nai, tập trung chủ yếu ở Bàu Sấu (VQG Cát Tiên), hồ Trị An, hồ Bà Hào (KBTTN-VH Đồng Nai). Mẫu được ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng, phân bố và bảo tồn thân mềm và giáp xác lớn ở vùng đất ngập nước trong Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0010 ĐA DẠNG, PHÂN BỐ VÀ BẢO TỒN THÂN MỀM VÀ GIÁP XÁC LỚN Ở VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC TRONG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI Đỗ Văn Nhượng1, Nguyễn Hoàng Hảo2, Nguyễn Lân Hùng Sơn1,*, Trần Nam Hải1, Nguyễn Mạnh Hùng3, Đỗ Thị Hồng1 Tóm tắt. Các nhóm động vật đáy ở vùng đất ngập nước nội địa thuộc Khu Dự trữ sinh quyển (KDTSQ) Đồng Nai cho đến nay còn ít dẫn liệu. Động vật đáy chiếm hầu hết đa dạng sinh học môi trường đất ngập nước ngọt, có thể coi như nhóm chỉ thị cho vùng cảnh quan và sinh thái ở các vị trí địa lý khác nhau. Đồng thời cũng biểu hiện cho mức độ đa dạng và độ che phủ của rừng liên quan đến thủy vực, cung cấp thức ăn, nguồn nước và các điều kiện sinh thái cho hoạt động sống của các động vật ở nền đáy. Nghiên cứu tại một số vùng đất ngập nước trong vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển (KDTSQ) Đồng Nai bao gồm Bàu Sấu (Vườn Quốc gia Cát Tiên), hồ Trị An, hồ Bà Hào (Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai) trong năm 2021 - 2022 đã bước đầu ghi nhận được 40 loài, thuộc 21 giống, 14 họ động vật đáy của 3 nhóm: Thân mềm Chân bụng (Gastropoda), Hai mảnh vỏ (Bivalvia) và Giáp xác mười chân (Decapoda). Trong số này có 1 loài tôm họ Atyidae chưa thể xác định được ở mức độ loài, có 6 loài đặc hữu cho Việt Nam, Nam Bộ (Sinanodonta jourdyi, Macrobranchium mekongense, Caridina subnilotica, C. uminensis, C. haivanensis và Sayamia triangularis). Đáng lưu ý là các họ Atyidae, Palaemonidae và Parathelphusidae rất đặc trưng cho khu hệ động vật phía Nam Trung Bộ, nhiều loài không phân bố ở Bắc Bộ, gần với khu hệ động vật của Thái Lan và Campuchia. Từ khóa: Động vật đáy, thành phần loài, đặc hữu, đất ngập nước, Đồng Nai. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Động vật đáy bao gồm Thân mềm Chân bụng (Gastropoda), Hai mảnh vỏ (Bivalvia) và Giáp xác mười chân (Decapoda) là thành phần quan trọng trong khu hệ động vật thủy sinh vùng đất ngập nước tỉnh Đồng Nai. Đất ngập nước ở tỉnh Đồng Nai là thủy vực lớn phía Đông Nam Bộ, các nhóm Thân mềm (Mollusca) và Giáp xác lớn (Malacostraca) có giá trị về khoa học, phân loại học, phân bố địa lý, đa dạng sinh học môi trường nước ngọt, bảo tồn thiên nhiên và chỉ thị môi trường. Các giá trị thực tiễn của nhóm thủy sản tôm, cua, thân mềm chân bụng và hai mảnh vỏ tuy không nhiều, khối lượng đánh bắt không như hải sản vùng biển, nhưng là nguồn thực phẩm có giá trị trong đời sống hàng ngày của cư dân vùng Đông Nam Bộ. Diện tích mặt nước sông, suối, hồ, bàu, ruộng nước ở KDTSQ Đồng Nai là những thủy vực đặc hữu độc đáo về khu hệ thủy sinh vật. Tuy nhiên, các dẫn liệu về một số nhóm động vật thủy sinh như thân mềm, giáp xác lớn còn rất hạn chế. 1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai 3 Công ty GCF Việt Nam * Email: sonnlh@hnue.edu.vn 86 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hồ Trị An và hồ Bà Hào thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, nằm trong khu vực quản lý của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa (KBTTN-VH) Đồng Nai, một trong hai vùng lõi quan trọng của KDTSQ Đồng Nai, là các hồ chứa có diện tích lớn của tỉnh. Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo nằm trên sông Đồng Nai, thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất và Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Hồ là nơi trữ nước để cung cấp cho Nhà máy thủy điện Trị An. Hồ được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 1987. Hồ có diện tích lớn nhất ở cao trình 62 m vào thời điểm tháng 10 đến tháng 12 hàng năm là 32.519,88 ha với dung tích khoảng 2,8 tỷ m3, diện tích mặt Hình 1. Vị trí các khu vực nghiên cứu và thu mẫu nước trung bình để nuôi trồng thủy sản có hiệu quả ở cao [Cite your source here.] trình56 m là 25.000 ha vào thời điểm tháng 1-2 và tháng 8-9. Diện tích mặt nước nhỏ nhất ở cao trình 49 m và dung tích là 213 triệu m3 nước vào thời điểm tháng 5-6 là 7.500 ha. Mức nước sâu trung bình 8,5 m (nơi sâu nhất 28 m), chiều dài khoảng 44 km, chiều rộng 8 km, diện tích lưu vực đến tuyến công trình xấp xỉ 15.400 km2 (Công ty Thủy điện Trị An, 2010). Hồ Bà Hào có tổng diện tích nhỏ hơn, khoảng 400 ha, nằm tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Đây là hồ chứa nhỏ có dạng kéo dài điển hình và còn nhiều dấu tích của dòng chảy sông. Dọc theo hai bên hồ là các vùng đất ngập nước rất điển hình với sự phát triển của cây thủy sinh và thực vật bán ngập nước. Bàu Sấu nằm trong Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên là vùng lõi thứ hai của KDTSQ Đồng Nai. Năm 2005, vùng đất ngập nước Bàu Sấu được UNESCO công nhận là khu Ramsar thứ hai của Việt Nam trong hệ thống 9 khu Ramsar đã được công nhận ở Việt Nam cho đến nay, được đánh giá là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được bảo vệ nghiêm ngặt. Khu Ramsar Bàu Sấu nằm ở độ cao khoảng 130 m so với mặt nước biển, với diện tích khoảng 13.759 ha, bao gồm 5.360 ha đất ngập nước theo mùa và 151 ha đất ngập nước thường xuyên. Sự xâm nhập của các loài ngoại lai như mai dương, cỏ trấp đã làm thu hẹp môi trường sống của nhiều loài sinh vật dưới nước. Nghiên cứu này nhằm bổ sung những dẫn liệu về nhóm động vật thân mềm và giáp xác lớn còn thiếu trong bức tranh đa dạng sinh học của KDTSQ Đồng Nai đồng thời tạo PHẦN 1. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 87 cơ sở khoa học cho việc định hướng bảo tồn bền vững các vùng đất ngập nước đặc hữu ở khu vực này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khu vực nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại các vùng đất ngập nước trong KDTSQ Đồng Nai, tập trung chủ yếu ở Bàu Sấu (VQG Cát Tiên), hồ Trị An, hồ Bà Hào (KBTTN-VH Đồng Nai). Mẫu được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Động vật đáy Khu Dự trữ sinh quyển Môi trường đất ngập nước ngọt Loài thân mềm Chân bụng Loài hai mảnh vỏ Loài giáp xác mười chânGợi ý tài liệu liên quan:
-
Quản lý các khu dự trữ sinh quyển ở Việt Nam: Thực trạng và thách thức
12 trang 31 0 0 -
Dẫn liệu bước đầu về động vật đáy cỡ lớn ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu, tỉnh Tuyên Quang
7 trang 27 0 0 -
Báo cáo chuyên đề: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý khu dự trữ sinh quyển (DTSQ)
16 trang 21 0 0 -
Bài tập môn phân tích hệ thống
14 trang 19 0 0 -
14 trang 19 0 0
-
5 trang 17 0 0
-
Cát Bà - vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ.
3 trang 17 0 0 -
10 trang 16 0 0
-
6 trang 16 0 0
-
Đa dạng thành phần loài động vật đáy vào mùa mưa ở khu vực nuôi tôm, tỉnh Cà Mau
9 trang 16 0 0