Đa dạng tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 263.04 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc điều tra, ghi nhận các tri thức bản địa sử dụng cây cỏ làm thuốc của người đồng bào dân tộc Chăm cùng với việc thu mẫu và giám định tên chính xác các loài thực vật mà người Chăm sử dụng làm thuốc là rất cần thiết. Nghiên cứu nhằm góp phần vào công tác bảo tồn, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật của địa phương ở hiện tại và trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình ThuậnKỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVNDOI: 10.15625/vap.2020.00134 ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM Ở HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬN Đặng Văn Sơn1*, Đặng Thị Thảnh Thơi2, Trương Bá Vương1, Hoàng Nghĩa Sơn1 1 Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh * Email: dvsonitb@gmail.com Bắc Bình là huyện có địa bàn hành chính thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm ở vị trí địa lý từ10o5827 đến 11o3138 vĩ độ Bắc và từ 108o0630 đến 108o3734 kinh độ Đông, phíaĐông giáp với huyện Tuy Phong, phía Tây giáp với huyện Hàm Thuận Bắc và thành phốPhan Thiết, phía Nam giáp với Biển Đông và phía Bắc giáp với huyện Di Linh và ĐứcTrọng của tỉnh Lâm Đồng, có tổng diện tích tự nhiên là 186.882,08 ha. Đây là huyện cónhiều đồi núi và tập trung nhiều nhất người đồng bào dân tộc Chăm (4.279 hộ/21.376nhân khẩu) sinh sống của tỉnh Bình Thuận. Từ thời xưa, người Chăm đã có truyền thốngchữa bệnh bằng cây cỏ hoang dại, cùng với Hội Đông y và Hội Chữ thập đỏ, việc sử dụngcây cỏ làm thuốc của người Chăm ngày càng được mở rộng, tạo nên một kho tàng về kiếnthức bản địa trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay, cây thuốc đượcngười Chăm thu hái không chỉ để chữa bệnh tại hộ gia đình, mà còn cung cấp cho ngườidân ở địa phương và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nàocụ thể về các cây thuốc và bài thuốc của người đồng bào dân tộc Chăm sinh sống ở huyệnBắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Vì vậy, việc điều tra, ghi nhận các tri thức bản địa sử dụngcây cỏ làm thuốc của người đồng bào dân tộc Chăm cùng với việc thu mẫu và giám địnhtên chính xác các loài thực vật mà người Chăm sử dụng làm thuốc là rất cần thiết, nhằmgóp phần vào công tác bảo tồn, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vữngnguồn tài nguyên thực vật của địa phương ở hiện tại và trong tương lai.I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra phỏng vấn cộng đồng: Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn cósự tham gia (PRA) để điều tra tri thức bản địa về cây thuốc và các bài thuốc của đồng bàodân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Phương pháp này được thực hiện thôngqua việc điều tra, phỏng vấn những người Chăm có kinh nghiệm và kiến thức về sử dụngcây thuốc, đối tượng phỏng vấn là các lương y, người đi thu hái thuốc, các thầy bốc thuốcnam, các hộ trồng và kinh doanh cây thuốc ở địa phương. Thu mẫu ngoài thực địa: Tiến hành khảo sát thực địa theo tuyến nhằm thu mẫu câythuốc có sự tham gia của người đồng bào dân tộc Chăm ở địa phương, số mẫu tiêu bản câythuốc thu được trong quá trình thực địa là 300 mẫu, mẫu này làm cơ sở để giám định tênvà xây dựng danh lục cây thuốc. Xử lý mẫu và giám định tên: Các mẫu tiêu bản cây thuốc thu ngoài thực địa được xửlý sơ bộ, sau đó mang về phòng thí nghiệm để tiếp tục xử lý và sấy khô nhằm phục vụ134 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌCcông tác lưu trữ và xác định tên loài. Giám định tên cây thuốc được thực hiện theo phươngpháp hình thái so sánh, đồng thời kiểm chứng và xác định các thông tin về công dụng làmthuốc của thực vật bằng việc sử dụng các tài liệu chuyên ngành như: Cây có vị thuốc ởViệt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam củaĐỗ Huy Bích (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2009), Từđiển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012) và Danh lục cây thuốc Việt Nam củaViện Dược liệu (2016); bên cạnh đó còn tiến hành so mẫu với bộ mẫu chuẩn được lưu giữtại Bảo tàng Động thực vật thuộc Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học vàCông nghệ Việt Nam. Đánh giá mức độ nguy cấp và xây dựng danh lục cây thuốc: Xác định các loài câythuốc nguy cấp theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP củaChính phủ; xác định dạng thân theo Cây có vị thuốc ở Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ(2006) và Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012); sắp xếp các bậc taxon theoTakhtajan (2009) và cập nhật tên khoa học của cây thuốc theo The Plant List (2020).II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN2.1. Đa dạng về thành phần loài cây thuốc Qua kết quả điều tra cây thuốc tại 6 xã gồm Phan Hòa, Phan Hiệp, Phan Thanh, PhanSơn, Phan Lâm, Pham Tiến và 1 thị trấn Lương Sơn, nơi có người đồng bào dân tộc Chămsinh sống của huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, đã thống kê được 132 loài cây thuốcthuộc 119 chi của 53 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao có mạch gồm: ngành Dương xỉ(Polypodiophyta) với 3 loài thuộc 2 chi của 2 họ, ngành Thông (Pinophyta) với 2 loàithuộc 2 chi của 2 họ và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 127 loài thuộc 115 chi của49 họ. Trong ngành Ngọc lan thì lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế về số lượngtaxon so với lớp Hành (Liliopsida) (bảng 1). Bảng 1. Phân bố các taxon trong ngành thực vật làm thuốc Họ Chi Loài Ngành/Lớp Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 2 3,8 2 1,7 3 2,3 Ngành Thông (Pinophyta) 2 3,8 2 1,7 2 1,5 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 49 92,5 115 96,6 127 96,2 - Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 41 77,4 105 88,2 116 87,9 - Lớp Hành (Liliopsida) 8 15,1 10 8,4 11 8,3 Tổng số 53 100 119 100 132 100 Khi đánh giá tính đa dạng cây thuốc ở một khu vực nghiên cứu nhất định, các taxon ởbậc họ giàu loài nh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng tài nguyên cây thuốc của đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình ThuậnKỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC 45 NĂM VIỆN HÀN LÂM KHCNVNDOI: 10.15625/vap.2020.00134 ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC CHĂM Ở HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬN Đặng Văn Sơn1*, Đặng Thị Thảnh Thơi2, Trương Bá Vương1, Hoàng Nghĩa Sơn1 1 Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh * Email: dvsonitb@gmail.com Bắc Bình là huyện có địa bàn hành chính thuộc tỉnh Bình Thuận, nằm ở vị trí địa lý từ10o5827 đến 11o3138 vĩ độ Bắc và từ 108o0630 đến 108o3734 kinh độ Đông, phíaĐông giáp với huyện Tuy Phong, phía Tây giáp với huyện Hàm Thuận Bắc và thành phốPhan Thiết, phía Nam giáp với Biển Đông và phía Bắc giáp với huyện Di Linh và ĐứcTrọng của tỉnh Lâm Đồng, có tổng diện tích tự nhiên là 186.882,08 ha. Đây là huyện cónhiều đồi núi và tập trung nhiều nhất người đồng bào dân tộc Chăm (4.279 hộ/21.376nhân khẩu) sinh sống của tỉnh Bình Thuận. Từ thời xưa, người Chăm đã có truyền thốngchữa bệnh bằng cây cỏ hoang dại, cùng với Hội Đông y và Hội Chữ thập đỏ, việc sử dụngcây cỏ làm thuốc của người Chăm ngày càng được mở rộng, tạo nên một kho tàng về kiếnthức bản địa trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay, cây thuốc đượcngười Chăm thu hái không chỉ để chữa bệnh tại hộ gia đình, mà còn cung cấp cho ngườidân ở địa phương và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nàocụ thể về các cây thuốc và bài thuốc của người đồng bào dân tộc Chăm sinh sống ở huyệnBắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Vì vậy, việc điều tra, ghi nhận các tri thức bản địa sử dụngcây cỏ làm thuốc của người đồng bào dân tộc Chăm cùng với việc thu mẫu và giám địnhtên chính xác các loài thực vật mà người Chăm sử dụng làm thuốc là rất cần thiết, nhằmgóp phần vào công tác bảo tồn, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vữngnguồn tài nguyên thực vật của địa phương ở hiện tại và trong tương lai.I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra phỏng vấn cộng đồng: Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn cósự tham gia (PRA) để điều tra tri thức bản địa về cây thuốc và các bài thuốc của đồng bàodân tộc Chăm ở huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Phương pháp này được thực hiện thôngqua việc điều tra, phỏng vấn những người Chăm có kinh nghiệm và kiến thức về sử dụngcây thuốc, đối tượng phỏng vấn là các lương y, người đi thu hái thuốc, các thầy bốc thuốcnam, các hộ trồng và kinh doanh cây thuốc ở địa phương. Thu mẫu ngoài thực địa: Tiến hành khảo sát thực địa theo tuyến nhằm thu mẫu câythuốc có sự tham gia của người đồng bào dân tộc Chăm ở địa phương, số mẫu tiêu bản câythuốc thu được trong quá trình thực địa là 300 mẫu, mẫu này làm cơ sở để giám định tênvà xây dựng danh lục cây thuốc. Xử lý mẫu và giám định tên: Các mẫu tiêu bản cây thuốc thu ngoài thực địa được xửlý sơ bộ, sau đó mang về phòng thí nghiệm để tiếp tục xử lý và sấy khô nhằm phục vụ134 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌCcông tác lưu trữ và xác định tên loài. Giám định tên cây thuốc được thực hiện theo phươngpháp hình thái so sánh, đồng thời kiểm chứng và xác định các thông tin về công dụng làmthuốc của thực vật bằng việc sử dụng các tài liệu chuyên ngành như: Cây có vị thuốc ởViệt Nam của Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam củaĐỗ Huy Bích (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2009), Từđiển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012) và Danh lục cây thuốc Việt Nam củaViện Dược liệu (2016); bên cạnh đó còn tiến hành so mẫu với bộ mẫu chuẩn được lưu giữtại Bảo tàng Động thực vật thuộc Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học vàCông nghệ Việt Nam. Đánh giá mức độ nguy cấp và xây dựng danh lục cây thuốc: Xác định các loài câythuốc nguy cấp theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP củaChính phủ; xác định dạng thân theo Cây có vị thuốc ở Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ(2006) và Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012); sắp xếp các bậc taxon theoTakhtajan (2009) và cập nhật tên khoa học của cây thuốc theo The Plant List (2020).II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN2.1. Đa dạng về thành phần loài cây thuốc Qua kết quả điều tra cây thuốc tại 6 xã gồm Phan Hòa, Phan Hiệp, Phan Thanh, PhanSơn, Phan Lâm, Pham Tiến và 1 thị trấn Lương Sơn, nơi có người đồng bào dân tộc Chămsinh sống của huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, đã thống kê được 132 loài cây thuốcthuộc 119 chi của 53 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao có mạch gồm: ngành Dương xỉ(Polypodiophyta) với 3 loài thuộc 2 chi của 2 họ, ngành Thông (Pinophyta) với 2 loàithuộc 2 chi của 2 họ và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 127 loài thuộc 115 chi của49 họ. Trong ngành Ngọc lan thì lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế về số lượngtaxon so với lớp Hành (Liliopsida) (bảng 1). Bảng 1. Phân bố các taxon trong ngành thực vật làm thuốc Họ Chi Loài Ngành/Lớp Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 2 3,8 2 1,7 3 2,3 Ngành Thông (Pinophyta) 2 3,8 2 1,7 2 1,5 Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) 49 92,5 115 96,6 127 96,2 - Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 41 77,4 105 88,2 116 87,9 - Lớp Hành (Liliopsida) 8 15,1 10 8,4 11 8,3 Tổng số 53 100 119 100 132 100 Khi đánh giá tính đa dạng cây thuốc ở một khu vực nghiên cứu nhất định, các taxon ởbậc họ giàu loài nh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đa dạng tài nguyên cây thuốc Tri thức bản địa Cây cỏ làm thuốc Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Nguồn tài nguyên thực vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 166 0 0
-
Tài liệu Hướng dẫn thực hành Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở)
60 trang 39 0 0 -
Sự cần thiết của truyền thông giáo dục sức khỏe trong công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân
6 trang 34 0 0 -
13 trang 34 0 0
-
Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân xã năm 2024
4 trang 34 0 0 -
Vai trò của thống kê trong lĩnh vực khoa học sức khỏe
3 trang 31 0 0 -
Mô hình công tác xã hội tại Mỹ và hướng ứng dụng tại Việt Nam
15 trang 29 0 0 -
4 trang 28 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Việt Nam
7 trang 27 0 0 -
5 trang 27 0 0