Nội dung đề tài trình bày về đa dạng thực phẩn trong bữa ăn hàng ngày nhằm đảm bảo được dinh dưỡng cân bằng. Đa dạng thực phẩm của các hộ nông dân của ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Lào Cai được điều tra bằng sử dụng bảng câu hỏi. Thực phẩm được tiêu thụ tại cả 3 tỉnh có các nhóm lương thực (lúa, ngô), nhóm rau, nhóm protein (cá, thịt, sữa), nhóm quả. Người dân ăn đủ ngày 3 bữa và không có bữa phụ. Các nhóm thực phẩm được sử dụng của Hà Giang, Lào Cai và Sơn La lần lượt là 3,60; 4,23 và 2,97. Qua kết quả cho thấy đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của người dân còn rất thấp so với yêu cầu là 8/16 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của FAO.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của đồng bào các dân tộc tại một số tỉnh miền núi phía BắcVIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐA DẠNG THỰC PHẨM TRONG BỮA ĂN CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Lê Thị Quyên, Vũ Đăng Toàn Trung tâm Tài nguyên Thực vật TÓM TẮT Đa dạng thực phẩn trong bữa ăn hàng ngày nhằm đảm bảo được dinh dưỡng cân bằng. Đa dạng thực phẩm của các hộ nông dân của ba tỉnh Hà Giang, Sơn La, Lào Cai được điều tra bằng sử dụng bảng câu hỏi. Thực phẩm được tiêu thụ tại cả 3 tỉnh có các nhóm lương thực (lúa, ngô), nhóm rau, nhóm protein (cá, thịt, sữa), nhóm quả. Các nhóm lúa, rau được 100% các hộ sử dụng thường ngày, các nhóm cá, thịt, sữa và nhóm quả chỉ có hơn 10% số hộ được sử dụng. Người dân ăn đủ ngày 3 bữa và không có bữa phụ. Các nhóm thực phẩm được sử dụng của Hà Giang, Lào Cai và Sơn La lần lượt là 3,60; 4,23 và 2,97. Qua kết quả cho thấy đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của người dân còn rất thấp so với yêu cầu là 8/16 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của FAO. Từ khóa: Đa dạng thực phẩm, bữa ăn, dinh dưỡng, miền núi phía Bắc I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, vấn đề dinh dưỡng và thực phẩm được quan tâm đặc biệt và trở thành lĩnh vực được ứng dụng rộng rãi trong công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống con người, đặc biệt là đồng bào các dân tộc vùng cao, những nơi mà không có đủ lương thực, thực phẩm để sử dụng hoặc không có tiền để mua (Đỗ Văn Hàm, 2007). Dinh dưỡng được xác định qua nguồn thực phẩm sử dụng, cũng như khẩu phần ăn hàng ngày. Mỗi loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng khác nhau nên chế độ ăn uống cần đa dạng để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể (Nguyễn Ý Đức, 2000). Sơn La, Hà Giang, Lào Cai là những tỉnh thuộc miền núi biên giới phía Bắc của Việt Nam. Hoạt động kinh tế của người dân tại những vùng này chủ yếu vẫn là dựa vào sản phẩm nông nghiệp tự cung tự cấp, chăn nuôi và một phần thu nhập qua sản phẩm của rừng nên hộ nghèo vẫn phổ biến (Tổng cục Thống kê, 2011), tỷ lệ hộ nghèo tương ứng tại 3 tỉnh Sơn La, Hà Giang, Lào Cai là 23,94%; 23,21%; 17,94%. (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, 2014). Những tỉnh miền núi cũng là nơi mà có tỷ lệ suy dinh dưỡng khá cao, người dân địa phương cũng chưa quan tâm nhiều đến vấn đề thực phẩm và thành phần bữa ăn cũng như lượng dinh dưỡng họ tiêu thụ (Đỗ Văn Hàm, 2007). Nghiên cứu sự đa dạng nguồn thực phẩm cũng như khẩu phần ăn của người dân tại 3 tỉnh 812 Hà Giang, Sơn La, Lào Cai được thực hiện nhằm đánh giá lượng dinh dưỡng tiêu thụ tại địa bàn nghiên cứu cũng như đa dạng sinh học tại địa phương. Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổ chức nâng cao năng lực cộng đồng Khu vực Đông Nam Á và Trung tâm Tài nguyên thực vật. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu và điều tra thông tin về đa dạng thực phẩm và đa dạng khẩu phần ăn trong 24h của đồng bào các dân tộc tại 3 tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Sơn La. Tổng số 120 hộ nông dân thuộc 3 tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Sơn La được lựa chọn để phỏng vấn (30 hộ/xã, 2 xã/tỉnh). Cụ thể: Tỉnh Hà Giang: Xã Bạch Ngọc và xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên; Tỉnh Sơn La: Xã Nà Ớt và xã Chiềng Ve, huyện Mai Sơn; tỉnh Lào Cai: Xã Tả Phìn và xã Hầu Thào, huyện Sa Pa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thông tin được thu thập thông qua các nguồn thứ cấp, điều tra cơ bản dựa trên bảng câu hỏi theo phương pháp của M Savy (2005) để phân tích đa dạng thực phẩm tại địa phương thông qua phỏng vấn trực tiếp từng hộ nông dân trên địa bàn về khẩu phần ăn trong 24h. Phỏng vấn được tiến hành ở 02 thời điểm khác nhau, trong giai đoạn đói và giai đoạn no. Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thông tin về giới tính, độ tuổi của người cung cấp thông tin và nguồn thu nhập Kết quả cho thấy, số lượng nữ giới và nam lần lượt là 132 và 48. Độ tuổi của người tham gia phỏng vấn tại Hà Giang dao động từ 21- 77 tuổi, Lào Cai là 19 - 69 tuổi và Sơn La là 20 – 60 tuổi. Độ tuổi trung bình của người được phỏng vấn tại cả 3 tỉnh là 36,79 trong khi độ tuổi trung bình của người phỏng vấn tại riêng từng tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Sơn La lần lượt là 37,43; 36,2; 36,76 (Bảng 1). Nhóm người phỏng vấn ở nhiều độ tuổi khác nhau, hầu hết mọi người trong nhóm phỏng vấn sinh ra và sống tại địa phương trong một thời gian tương đối dài, có nhiều kinh nghiệm, kiến thức văn hóa của địa phương. Bảng 1. Thông tin chung của người được phỏng vấn Tỉnh Hà Giang Lào Cai Giới tính (Số người) Tuổi Trung bình Nam Nữ 37,43 25 35 36,2 7 53 Sơn La 36,76 Trung bình 36,79 16 Thành phần dân tộc tại 3 tỉnh có sự khác nhau giữa các thành viên tham gia phỏng vấn. Tại tỉnh Sa Pa, 100% là dân tộc Thái; tại Lào Cai là 50% Thái, 50% H’Mông và tại Hà Giang thành phần dân tộc khá đa dạng, có Tày, H’Mông, Nùng, Dao, trong đó dân tộc Tày cao nhất, chiếm 75%. Nguồn thu nhập chính là từ nông nghiệp. Tuy nhiên sản phẩ ...