Đã từng thất bại
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đã từng thất bại Đã từng thất bại Chẳng ai tìm kiếm thất bại. Nhưng thất bại, dù chúng ta vì trách nhiệm trước bản thân mình và những người xung quanh, cố gắng né tránh nó, vẫn tìm đến với mỗi người vào những thời điểm riêng. Một nhà tuyển dụng nói với tôi rằng: Nếu chỉ được chọn một giữa hai ứng viên có khả năng tương đương, người tràn trề tự tin và luôn chiến thắng; kẻ có phần dè dặt bởi đã từng thất phải nếm mùi thất bại, thậm chí là cay đắng, anh ta sẽ chọn người thứ hai. Những người đã từng thất bại đã học cách thất bại, và đó là bài học đắt đỏ nhất và vì thế cũng quý giá nhất. Bill Gates từng thổ lộ dù biết rằng nhân viên của mình là những người giỏi nhất, nhưng ông vẫn có một điều lo lắng về những kẻ giỏi giang và tràn ngập tự tin này, đó là họ chưa từng nếm mùi thất bại. Tại sao? Có lẽ bởi nếu chưa từng thất bại, thì chưa thể biết sự mạnh mẽ của con người là sự mạnh mẽ của Đá hay của Nước. Một thạch trụ nặng hàng ngàn tấn có thể một ngày kia đổ sập. Nhưng Nước, bạn sẽ thấy nó khi rắn lạnh, khi tươi mát, uốn lượn mềm mại mà vượt qua tất cả, thiên biến vạn hoá mà vẫn là chính mình, có mặt ở khắp các đại dương và trong từng tế bào sống. Sự tự tin của một người chỉ mới biết đến chiến thắng và sự tự tin của những người đã từng trải qua thất bại là khác biệt. Đó là sự tự tin của người biết và sự tự tin của người hiểu. Để đi từ Biết đến Hiểu, chẳng thể tránh khỏi quá trình phải chiêm nghiệm bằng chính mình qua những lần vấp ngã. Bạn có thể nhận biết một người thành đạt không phải lúc họ ăn mừng chiến thắng, mà ở lúc họ đối diện với khoảnh khắc biết mình thua cuộc, bấn loạn hay bình tĩnh, đổ lỗi cho vận đen hay nhận lỗi về mình, khóc than hay tìm hiểu căn nguyên thất bại, vùi lấp bản thân trong tuyệt vọng hay tiếp tục tìm kiếm những cơ hội khác. Bạn phải học cách chấp nhận thất bại Những người đã từng thất bại, bạn có thể nhận ra điều ấy trong mắt họ, sâu lặng hơn và trầm ngâm hơn, đôi mắt của những người hiểu được nỗi đau của thời kỳ trượt dốc. Những kẻ nông nổi sẽ bảo rằng họ có cái vẻ thu mình của kẻ nhút nhát, yếu đuối. Nhưng những kẻ hiểu đời sẽ nhận thấy trong đó có sự dè dặt khôn ngoan, náu mình đợi chờ thời cơ thích hợp. Họ có thể không phải là người đầu tiên, nhưng sẽ là người đúng lúc. Có thể không phải là người mạnh nhất, nhưng sẽ là người cuối cùng trụ lại. Những người đã từng thất bại, bạn có thể nhận thấy họ trong cách đối xử với con người, yêu thương hơn và xót xa hơn, bởi họ yêu thương và xót xa bằng những trải nghiệm đau đớn của chính bản thân mình, xuất phát tự sự yêu thương và xót xa chính mình. Và bởi thế bạn biết rằng, những thất bại, va vấp mà chúng ta trải qua trong đời cũng có ý nghĩa và giá trị của riêng nó, mỗi người phải có lúc thất bại đến đau đớn để hiểu mình hơn và hiểu người hơn. Để rồi để có yêu thương, sẻ chia, nâng đỡ và tha thứ. Thất bại không chỉ giúp chúng ta trưởng thành hơn, mà còn làm chúng ta con người hơn.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
phương pháp kinh doanh kinh doanh thành công tài liệu kinh doanh kinh nghiệm kinh doanh kỹ năng kinh doanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
45 trang 489 3 0
-
Hai giải pháp contact center mới tại Việt Nam
4 trang 314 0 0 -
Làm thế nào để đàm phán lương thành công
4 trang 310 1 0 -
Công ty cần nhân tài nhiều hơn nhân tài cần công ty
9 trang 305 0 0 -
Chỉ số đo lường hiệu suất – Key Performance Indicator (KPI)
7 trang 252 0 0 -
Thực trạng cạnh tranh giữa các công ty may Hà nội phần 7
11 trang 190 0 0 -
Sử dụng Email Marketing như một công cụ để spam là hủy hoại danh tiếng của bạn
10 trang 189 0 0 -
Giáo trình địa lý kinh tế- xã hội Việt Nam part 4
26 trang 162 0 0 -
Kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng khi khởi nghiệp
5 trang 139 0 0 -
444 trang 137 0 0
-
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
5 trang 133 0 0 -
Rủi ro từ hợp đồng hợp tác kinh doanh
4 trang 129 0 0 -
Đánh giá sự thành công một chiến dịch quảng cáo của KFC
7 trang 122 0 0 -
Một cách nhìn về CRM hướng nhu cầu (CRM On – Demand) - Phần cuối
4 trang 118 0 0 -
Bài học khởi nghiệp kinh doanh từ thành công của Netflix
6 trang 115 0 0 -
Một cách nhìn về CRM hướng nhu cầu (CRM On – Demand) - Phần 5
4 trang 115 0 0 -
Một cách nhìn về CRM hướng nhu cầu (CRM On – Demand) - Phần 6
4 trang 114 0 0 -
Các thương hiệu được ủng hộ nhiều hơn nhờ có người nổi tiếng
5 trang 105 0 0 -
34 trang 102 0 0
-
6 trang 100 0 0